Ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp quan trong mang tính chất quyết định tới sự thành công của sự phát triển chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công. Một trong những đột phá mà ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi có thể mang lại là có thể gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi 15 - 20%, từ đó giúp giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Cùng đó, các ứng dụng công nghệ cao còn làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí nhân công lao động.
Một trong những ứng dụng của được áp dụng nhiều nhất hiện nay là chăn nuôi trên nền chuồng bằng đệm lót vi sinh. Mô hình này được nhiều đơn vị thí điểm để người dân học hỏi và áp dụng. Qua thực tế, khi áp dụng công nghệ này trong nuôi lợn giúp tăng sức đề kháng, giảm được một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tốc độ tăng trọng bình quân hằng ngày đạt 0,65 - 0,75 kg/con/ngày. Ứng dụng trong nuôi gà, sau 4 tháng nuôi, gà sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh, tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng trung bình từ 1,6 - 2,2kg. Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi không có mùi hôi.
Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất trứng giúp nâng cao năng suất, chất lượng Ảnh: q2.com
Trong năm 2016 vừa qua, công tác chọn tạo giống vật nuôi mới của Việt Nam được đánh giá có nhiều bước đột phá. Cụ thể về đàn lợn đực giống, đến cuối 2016, hầu hết các tỉnh đã tiến hành cơ bản xong việc đánh số, đeo thẻ tai cho lợn đực giống, loại thải những con không đạt yêu cầu. Chất lượng đàn lợn đực theo đó đã tăng lên rõ rệt, số lượng lợn nái thụ tinh nhân tạo theo đó cũng đã tăng rất mạnh, khoảng 20% lượng lợn nái thụ tinh nhân tạo. Đối với bò, đã tập trung đẩy mạnh công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn bò thịt trong năm 2016, được nhiều địa phương quan tâm và dành các chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ tinh dịch chất lượng cao.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhưng đến nay việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi thực tế vẫn ít được áp dụng. Hà Nội là một trong các địa phương dẫn đầu ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi. Tuy nhiên, các con số cụ thể vẫn còn hạn chế, tỷ lệ sử dụng trang thiết bị ứng dụng công nghệ cao đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa có 78% sử dụng hệ thống chống nóng và 85% trại chăn nuôi bò sữa có máy vắt sữa. Đối với bò thịt có 47% trại chăn nuôi đã sử dụng hệ thống chống nóng; trong chăn nuôi lợn cũng có 40% trang trại, hộ chăn nuôi sử dụng hệ thống chuồng kín, làm mát, tỷ lệ này là 35% đối với chăn nuôi gà.
Mặc dù cho thấy những kết quả khả quan, song việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, do một số nguyên nhân như đòi hỏi chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ cao phải cần đến nguồn vốn đầu tư lớn, nguồn nhân lực đủ kỹ thuật vận hành còn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Cụ thể như chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia 1,15 USD/kg; Ấn Độ 1,1 USD/kg; Hàn Quốc 1,34 USD/kg… trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg, giá thịt bò hơi từ Australia nhập khẩu về đến Việt Nam cũng chỉ 2,4 - 3 USD/kg, trong khi giá sản xuất trong nước là 65.000 - 75.000 đồng/kg; giá sản xuất ra sản phẩm thịt lợn tại Mỹ đã rẻ hơn ở Việt Nam khoảng 40%.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;