Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi ích cho nhiều loài hơn

Thứ ba - 04/03/2014 23:22
Theo các nhà khoa học từ Đại học Oxford, tính trung bình, nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi ích cho nhiều hơn 34% loài thực vật, côn trùng và động vật so với phương pháp canh tác truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã quan sát số liệu từ 30 năm trước và nhận thấy rằng hiệu quả này đã được duy trì qua thời gian và không có dấu hiệu suy giảm.

Sean Tuck từ khoa Khoa học thực vật của Đại học Oxford cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng tỏ rằng phương pháp canh tác hữu cơ, như một lựa chọn thay thế canh tác kiểu truyền thống, có thể tăng năng suất đáng kể về lâu dài và làm lợi cho đa dạng sinh học. Các phương pháp canh tác hữu cơ có thể đi theo con đường hạn chế thất thoát tính đa dạng ở các quốc gia công nghiệp hóa”.

Đối với các loài thụ phấn như ong, số lượng các loài ong khác nhau tăng 50% với nông nghiệp hữu cơ, mặc dù có một điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu chỉ tập trung vào “sự phong phú của loài”.

Sean Tuck cho biết: “Sự phong phú của loài cho chúng ta biết có bao nhiêu loài khác nhau, song không nói lên điều gì về tổng số lượng các cá thể sinh vật. Có nhiều cách để nghiên cứu đa dạng sinh học và sự phong phú của loài có thể đo lường một cách dễ dàng, góp phần tạo ra một điểm khởi đầu hiệu quả. Nói một cách bao quát, sự phong phú về loài cao thường chứng tỏ một loài với nhiều chức năng khác nhau. Lấy ví dụ loài ong, sự phong phú của loài ong sẽ cho chúng ta biết về số lượng các loài ong khác nhau ở mỗi trang trại, nhưng không phải tổng số lượng ong”.

Nghiên cứu, đăng tải trong tạp chí Journal of Applied Ecology tuần này, đã quan sát dữ liệu từ 94 nghiên cứu trước đây ở 184 trang trại từ năm 1989 đến nay. Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại dữ liệu này bằng hình ảnh vệ tinh để đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại cảnh quan xung quanh mỗi trang trại để xem điều này có tác động đối với sự phong phú của loài như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Oxford và Đại học Khoa học nông nghiệp Thụy Điển, được tài trợ một phần bởi Hội đồng Nghiên cứu môi trường thiên nhiên (NERC).

Phương pháp canh tác hữu cơ có một tác động lớn hơn tới sự phong phú của loài khi đất xung quanh chúng được canh tác tôt, đặc biệt khi có diện tích lớn đất có thể trồng trọt được. Đất có thể canh tác được được định nghĩa là đất mà cây trồng được gieo hạt và thu hoạch trong năm, như là lúa mỳ hay lúa mạch.

Tác động của canh tác hữu cơ đối với tổng lượng phong phú về loài biến động đáng kể trong bộ dữ liệu, với mức tăng trung bình về sự phong phú của loài biến động giữa 26% và 43%. Sự biến động này có thể giảm xuống do các yếu tố liên quan đến sự thay đổi mang tính vùng miền trong thực hành canh tác và định nghĩa ‘hữu cơ’.

Tiến sĩ Lindsay Turnbull, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Một vài trang trại canh tác kiểu truyền thống sẽ phun thuốc trừ sâu và bón phân, trong khi các trang trại khác sẽ sử dụng các biện pháp luân canh và phân bón hữu cơ có hàm lượng thuốc hóa học tối thiểu. Cũng có sự khác biệt vùng miền trong thực hành canh tác, và phần lớn các nghiên cứu trong bộ dữ liệu thuộc về các nước phát triển với bề dày lịch sử canh tác như các nước Tây Âu. Ở đó, một số loài hoang dã đã phát triển mạnh ở các vùng đất canh tác được quản lý tốt, nhưng lại bị đe dọa bởi hình thức chuyên canh. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thường có sức ép lớn hơn đối với đất canh tác trong việc cung cấp đủ lương thực cho người dân địa phương, dẫn tới chuyển đổi môi trường tự nhiên thành đất canh tác. Trong những trường hợp như vậy, lợi ích của canh tác hữu cơ ít rõ ràng hơn do có thể đòi hỏi nhiều đất hơn để đạt được năng suất tương đương với canh tác truyền thống.

“Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác động của canh tác hữu cơ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ví dụ, hiện chưa có nghiên cứu nào về trồng chuối hữu cơ hay ca cao, hai sản phẩm hữu cơ phổ biến nhất ở các siêu thị châu Âu. Hiện nay, chúng tôi không thể nói mua chuối hay sô cô la hữu cơ có lợi ích về môi trường”

 

Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,914
  • Tổng lượt truy cập92,047,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây