Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, nói: “Bản đồ công nghệ cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến thị trường, công nghệ và sản phẩm đó chiếm lĩnh được thị trường nào. Bản đồ công nghệ sẽ cho biết các thông tin liên quan đến công nghệ trong một ngành, lĩnh vực và công nghệ đó đang được triển khai ở đơn vị doanh nghiệp nào.”
Ví dụ như cùng sản xuất đồ sứ, nhưng Công ty Gốm sứ Minh Long đầu tư những công nghệ rất mới, tiên tiến để sản xuất sản phẩm để xuất khẩu vào châu Âu. Trong khi đó, có nhiều công ty sản xuất những sản phẩm tương tự nhưng lại không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào châu lục này…
Trao đổi với báo chí cuối tuần qua nhân dịp Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ công bố việc chuẩn bị hoàn tất bản đồ công nghệ ngành lúa gạo, ông Dũng giải thích bản đồ công nghệ cho chúng ta biết được là có thể sản xuất ra những sản phẩm nào và sản phẩm đó chiếm lĩnh được thị trường nào trong rất nhiều phân khúc khác nhau. Bản đồ công nghệ có thể đánh giá toàn diện hiện trạng, năng lực công nghệ trong các ngành, lĩnh vực sản xuất.
Theo ông Dũng, bản đồ công nghệ hết sức quan trọng trọng việc định hướng, dẫn dắt các nhà đầu tư vào công nghệ và sản phẩm cho phù hợp. Đến nay Cục đã nghiên cứu, xây dựng xong toàn bộ phương pháp và quy trình xây dựng một bản đồ công nghệ.
Được biết, việc triển khai xây dựng bản đồ công nghệ được Việt Nam tiến hành từ năm 2005. Nhưng đến hết năm nay, việc xây dựng bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa và ngành sản xuất vắc-xin mới được hoàn tất. Tới năm 2020 mới cơ bản hình thành hệ thống bản đồ công nghệ các ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng của đất nước.
Thời gian như vậy có quá lâu?
Ông Dũng nói: “Hàn Quốc xây dựng bản đồ công nghệ mất 20 năm, Trung Quốc mất 15 năm. Tại Việt Nam, các thống kê về khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp còn yếu nên mất nhiều thời gian. Giai đoạn khó khăn nhất trong xây dựng bản đồ công nghệ là phải thống kê được doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực và công nghệ đang sử dụng của doanh nghiệp, các khối viện, trường.”
Hiện bản đồ công nghệ trong ngành lúa gạo đang được hoàn thiện. Ông Dũng cho rằng trong bối cảnh hiện tại Việt Nam đang phải cạnh tranh gắt gao với lại các nước xuất khẩu gạo và trong tình hình biến đổi khí hậu, việc xây dựng bản đồ công nghệ trong ngành lúa gạo hết sức quan trọng. Nó cung cấp các thông tin, định hướng các công nghệ trong tương lai mà chúng ta sẽ phải tập trung vào nghiên cứu để cải thiện được năng suất, chất lượng, cũng như chống lại được loại bệnh, chống chịu hạn, mặn.
Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hoàn thiện toàn bộ các định hướng công nghệ cần phải tập trung nghiên cứu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Cục phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu những công nghệ nhằm đảm bảo được ngành lúa gạo phát triển, có thương hiệu, giống lúa mới có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Vẫn theo ông Dũng, hiện đã có các giống lúa được sản xuất theo định hướng của bản đồ công nghệ, đó là các giống lúa chịu hạn, mặn của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long... Đây là các giống lúa đã được thương mại hóa và đưa vào sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến tình trạng hạn, mặn diễn ra phức tạp.
theo Saigon Times
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;