Học tập đạo đức HCM

Thêm một bài học về phát triển theo phong trào

Thứ hai - 17/12/2012 02:46
Chanh dây (còn gọi là mác mác) có mặt trên đất Lâm Đồng với tư cách là cây kinh tế từ năm 2005. Mặc dù chưa được cơ quan chức năng khuyến khích và tỉnh cũng chưa xác định đây là cây trồng được ưu tiên phát triển nhưng do lợi nhuận tức thời, nông dân nhanh chóng mở rộng diện tích chanh dây lên trên 500ha vào năm 2009. Tuy nhiên, đến cuối tháng 11/2012, Lâm Đồng còn không đến 250ha.

Về lý thuyết, 1ha chanh dây cần vốn đầu tư khoảng 50 triệu đồng, trong vòng 3 năm sẽ cho thu hoạch; doanh thu khoảng 200-250 triệu đồng/năm (lãi từ 170-210 triệu đồng). Có thời điểm, giá 1kg chanh dây lên tới 15.000 đồng nên việc mở rộng diện tích loại cây trồng này của nông dân là điều không quá khó hiểu!

Những năm 2008-2009, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhiều cơ sở chế biến quả chanh dây đi vào hoạt động nên loại cây trồng mới này càng “có giá”, nông dân càng có “lý do” để mở rộng diện tích. “Ngay trong những năm đó, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã cảnh báo về những rủi ro và khuyên bà con không nên mở rộng diện tích một cách ồ ạt nhưng không mấy người chịu nghe”, một cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng cho biết.

Sau thời hoàng kim, giá chanh dây ở Lâm Đồng trong hơn một năm qua giảm 15.000-12.000 đồng/kg, xuống còn 1.000-3.000 đồng/kg hiện nay. Đặc biệt, lý thuyết “1ha chanh dây cho thu hoạch 80 tấn quả/năm, doanh thu 500-700 triệu đồng” đã bị phá sản nhanh chóng khiến nhiều hộ lao đao, lâm vào cảnh nợ nần. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả sụt giảm, tiếp đến là sâu bệnh bùng phát ở mức không thể kiểm soát nổi nên năng suất giảm đáng kể khiến thu không bù nổi chi.

Nhiều nông dân lúc này khi nhắc đến cây mác mác một thời “cao giá” đã lắc đầu ngao ngán! Đây không phải là lần đầu tiên nông dân Lâm Đồng “lắc đầu” và chắc cũng không phải là lần cuối khi họ đang có ý định thay thế mác mác bằng một số cây trồng “lạ”, như mắc ca chẳng hạn…

Rõ ràng, bài học về sự phát triển theo phong trào không còn mới nhưng dường như nó vẫn lặp lại.

Khắc Dũng

(kinhtenongthon.com.vn)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm181
  • Hôm nay40,596
  • Tháng hiện tại1,191,926
  • Tổng lượt truy cập88,546,996
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây