Học tập đạo đức HCM

Triển vọng từ một giống lúa lai mới

Thứ sáu - 05/10/2012 23:37
Nhằm giúp bà con dễ dàng lựa chọn những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, dễ chăm sóc, các nhà khoa học của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam đã nghiên cứu, lai tạo nhiều giống lúa lai mới, trong đó có Nam ưu 209. Qua thực tế triển khai mô hình ở xã Xuân Khê (Lý Nhân – Hà Nam) cho thấy, đây là giống lúa có thể giúp bà con nâng cao thu nhập.

Mô hình được triển khai vào vụ mùa ở xã Xuân Khê với diện tích hơn 1ha, gieo mạ ngày 18/6/2012, cấy ngày 30/6/2012, giống đối chứng là Nhị ưu 838, mật độ cấy 40 khóm/m2. Lượng phân bón gồm: 300-400kg phân chuồng; 25kg NPK tỷ lệ 5:10:3; 10kg NPK tỷ lệ 12:5:10; 2kg kali. Ông Trương Minh Đức, Trưởng xóm 9 (xã Xuân Khê), đồng thời là một trong những người tham gia mô hình cho biết: “Qua quá trình chăm sóc thấy giống Nam ưu 209 sinh trưởng tốt, cứng cây, có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Trên chân đất vàn cao, giống có nhiễm bệnh khô vằn, nhưng do chúng tôi chỉ đạo phun trừ kịp thời nên không ảnh hưởng tới năng suất”. 


Được biết, Xuân Khê là xã có truyền thống thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, cũng là xã trọng điểm sản xuất lúa của huyện Lý Nhân nên trước đây, bà con cũng chú trọng chọn các giống lúa có phẩm chất tốt, năng suất khá vào gieo trồng. Ông Đức khẳng định: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi cấy thử nghiệm giống Nam ưu 209, nhưng so với các giống lúa trước đây thì Nam ưu 209 sinh trưởng tốt hơn, khả năng đẻ nhánh khỏe và tập trung (bình quân có 8 bông/12 dảnh trong khóm) nên không tốn nhiều phân bón. Giống có độ đồng đều cao, cứng cây, trỗ tập trung, cây to khỏe nên chống đổ ngã tốt. Đặc biệt là giống có thể kháng bệnh bạc lá, đạo ôn, chịu thâm canh”.

Qua quan sát của phóng viên tại đồng ruộng thấy, lúa Nam ưu 209 cho bông trĩu nặng, tỷ lệ hạt chắc rất cao, bông to, hạt lúa dài, bóc thử thấy hạt gạo trong, đếm thử thấy có 170 - 175 hạt chắc/bông. Trong khi ruộng đối chứng lá vẫn còn xanh, bông chưa chín hết thì lúa Nam ưu 209 đã tới ngày thu hoạch. Bà con cho biết, thực tế thời gian sinh trưởng của giống này là 105 ngày, ngắn hơn 5 ngày so với Nhị ưu 838.

Ông Đức cho biết, trong vụ mùa 2012, áp lực sâu bệnh đối với cây lúa rất lớn, điển hình là các bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân… Tại nhiều địa phương trồng lúa, diện tích bị thiệt hại khá nhiều. Ngay cả trên cánh đồng ở khu vực trình diễn mô hình, nhiều ruộng lúa cũng bị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bị sâu cuốn lá, rầy nâu gây hại, nhưng riêng ruộng cấy Nam ưu 209 thì không hề bị bạc lá, lem lép hạt, cũng không nhiễm rầy nâu. Mức độ nhiễm đốm sọc vi khuẩn ở điểm 1, còn Nhị ưu 838 nhiễm ở điểm 3, bệnh khô vằn thì bị gây hại tương đương các giống khác (điểm 3).

Do giống Nam ưu 209 bông dài, thời gian trỗ lâu hơn nên các hạt ở cuối bông tỷ lệ được thụ phấn thấp, khiến tỷ lệ lép của giống Nam ưu 209 ở mức 12%, trong khi Nhị ưu 838 là 10%. Tuy nhiên, do số bông cao hơn, đạt 320 bông/m2 (Nhị ưu 838 là 280), bông dài hơn (26 cm/bông, còn Nhị ưu 838 là 22,5 cm/bông), số hạt chắc/bông đạt cao nên năng suất thực thu của Nam ưu 209 là 72,8 tạ/ha, còn giống đối chứng đạt 69,02 tạ/ha.

Qua nấu thử thấy hạt gạo của giống Nam ưu 209 cho chất lượng thơm ngon, vị đậm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Được biết, giống Nam ưu 209 là lúa lai 3 dòng, đã được Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam khảo nghiệm tại nhiều vụ ở các vùng sinh thái khác nhau của miền Bắc, kết quả cho thấy, đây là giống có nhiều triển vọng. Tuy là vụ đầu khảo nghiệm tại Xuân Khê nhưng giống đã cho thấy những ưu điểm nổi trội.

“Giống này có tiềm năng năng suất cao, vì vậy Công ty cần đưa ra quy trình canh tác hợp lý để bà con tăng năng suất. Đồng thời, đề nghị Công ty tiếp tục khảo nghiệm với quy mô lớn ở tất cả các vùng sinh thái cũng như sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận giống chính thức để chúng tôi có cơ sở nhân rộng ra đồng ruộng của địa phương”, ông Trương Đình Sự, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Xuân Khê nhấn mạnh.

Minh Huệ
Nguồn:kinhtenonghton.com.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay19,552
  • Tháng hiện tại287,175
  • Tổng lượt truy cập92,664,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây