Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nông nghiệp xanh

Thứ hai - 01/10/2012 03:12
Mỗi năm, nông dân trong tỉnh dùng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Việc lạm dụng thuốc BVTV, phân hóa học sẽ làm môi trường bị ô nhiễm. Hiện ngành nông nghiệp đang khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp xanh.

 

Sản xuất nông nghiệp xanh chính là canh tác theo hướng GAP (thực hành nông nghiệp tốt), sinh thái... Nông sản, thực phẩm sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình chăm sóc, nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, sản phẩm vẫn cho năng suất, chất lượng cao và môi trường được đảm bảo.

 

* Mô hình sản xuất xanh

 

Năm 2012, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới thường xuyên nhắc đến nền kinh tế xanh, đồng thời tổ chức nhiều chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chống biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp xanh hay là nông nghiệp sinh thái, phòng trừ dịch hại tổng hợp, theo hướng GAP… được nhiều tỉnh, thành đề cập đến. Mục đích nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng và giữ cho môi trường trong lành, giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu. Những mô hình sản xuất xanh thường ứng dụng các kỹ thuật mới, giảm chi phí đầu tư và ít sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học. Cụ thể, nhiều nông dân sử dụng nấm xanh để phun xịt cho cây lúa, phòng sâu cuốn lá, rầy nâu, không ảnh hưởng sức khỏe.

Một ruộng lúa ở ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) dùng nấm xanh phun, năng suất cao hơn gần 1 tấn/hécta/vụ. Ảnh: H. Giang
Một ruộng lúa ở ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) dùng nấm xanh phun, năng suất cao hơn gần 1 tấn/hécta/vụ. Ảnh: H. Giang

Ông Biện Thành Bụi, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu), kể: “Tôi có 2,5 hécta đất trồng lúa 3 vụ/năm. Trước đây, để phòng trừ rầy nâu, mỗi vụ tôi phải tốn 1 triệu đồng/hécta tiền mua thuốc thuốc hóa học. Nhưng 2 vụ nay, tôi dùng nấm xanh phun xịt lúa không bị rầy, năng suất tăng gần 1 tấn/hécta/vụ, chi phí mua thuốc giảm 800 ngàn đồng/hécta/vụ”. Anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp 8, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), cho hay: “Gần 2 năm nay, vườn tiêu của tôi chuyển sang canh tác theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng phân bón hữu cơ và dùng thuốc sinh học ít gây hại cho môi trường. Kết quả vườn tiêu của tôi tưởng phải phá bỏ vì sâu bệnh đã phục hồi lại và cho năng suất khá cao”.

 

Không chỉ trồng trọt mà trong chăn nuôi, nhiều trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm, hạ giá thành sản phẩm. Ví như, tận dụng nguồn phân thải làm hầm biogas để đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện…

 

* Con đường phải đi

 

Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nông dân chính là người phải chịu ảnh hưởng lớn nhất. Một trong các giải pháp góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu là sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.

 

Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với cây lúa, vận động nông dân canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, các cây trồng khác theo hướng phòng trừ dịch hại tổng hợp giảm phân hóa học, thuốc BVTV. Do đó, dù thời tiết trong tỉnh 3-4 năm lại đây có nhiều bất thường nhưng năng suất nhiều loại cây trồng mỗi năm đều tăng”.

 

Áp dụng theo các mô hình sản xuất xanh ngoài năng suất, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm được cải thiện thì đầu ra cũng thuận lợi hơn. Ví như cây xoài của hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) sản xuất theo quy trình GAP, năng suất cao hơn các hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống 5-8 tấn/hécta/năm và đầu ra luôn có giá cao hơn. Các hộ là thành viên trong câu lạc bộ năng suất cao của tỉnh đều có năng suất cây trồng cao hơn những hộ ở ngoài là vì áp dụng các tiến bộ khoa học, sản xuất thân thiện với môi trường. Việc bảo vệ môi trường hiện nay được tỉnh rất xem trọng, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trong tương lai.

 

Khánh Minh

 Theo Tư vấn nông nghiệp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại915,315
  • Tổng lượt truy cập92,089,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây