Sau thành công với chiếc máy đầu tiên xử lý phụ phẩm trên cây bắp, đến nay ông cải tiến thêm nhiều tính năng tiện ích trên chiếc máy chặt, băm và thổi cây bắp thành phế phẩm nuôi bò sữa.
Hơn nửa đời người làm nghề cơ khí, đó là quảng thời gian đủ để ông Nẻo tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hàng loạt chiếc máy nông nghiệp ra đời, như máy dập rèn, máy hút tạp chất bùn, Hệ thống xây nhuyễn cùi bắp, ép tự động, máy đánh rãnh sâu dùng để móc rãnh đất, máy lột võ tách hạt bắp đã minh chứng được tài năng vốn có của lão nông được nông dân ở đầu nguồn vùng châu thổ An Giang ví von là “Kỷ sư làng”.
Sau thành công về chiếc máy được xem độc nhất. Không bằng lòng, hiện tại năm 2019, ông Nẻo lại cho ra đời chiếc máy cải tiến xử lý nhanh gấp đôi khi chặt cây bắp, băm nhuyễn rồi phun vào bao như chiếc máy trước đây, độc đáo ở chiếc máy này là được chế tạo, sản xuất từ A đến Z mà không phải tận dụng nguyên vật liệu sẳn có như trước đây. Ngòai tính năng tiện ích, tiết kiệm thời gian công sức lao động, hình dáng chiếc máy cũng rất đẹp và bền, được Trung tâm tư vấn phát triển Thương hiệu chứng nhận “Sản phẩm Uy tín, Chất lượng”. “Cách đây 3 năm rồi, mình có chế một chiếc máy mà giàn chặt mang vô chiếc máy cày chạy 2 hàng thôi nên châm bấy giờ mình nghiên cứu lên 4 hàng chạy với tốc độ cực kỳ nhanh” Ông Trần Công Nẻo- người chế tạo ở TT An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang nói.
Cấu tạo máy chặt, băm và phun xác cây bắp cải tiến gồm có nhiều bộ phận, quan trọng nhất là giàn chặt được chế tạo khá độc đáo bằng nguyên liệu thép. Khi máy di chuyển, 2 bánh xe răng cưa xoay chuyển chặt đứt cây bắp rồi lùa lên giàn băm nhuyễn sau đó có đưa vào động cơ thổi lên vòi phun ra ngoài bao đựng. Chiếc máy này thay thế hơn 30 công lao động chặt bắp, băm nhuyển cây bắp bằng tay. Theo ước tính cứ 15 phút máy chặt, băm và thổi vô bao hơn 4 tấn xác bắp thay vì chiếc máy trước đây xử lý chỉ vỏn vẹn chừng 2 tấn trong khoàng thời gian ấy “Một lưỡi dao chặt ngược chiều, chạy ra một dòng cuốn nó cuốn vô. Hai bên cuốn vô đi vòng chặt ra nên hai cắt cắt đứt với nhau rồi dòng chạy cuốn vô giàn trục để cán vô giàn băm rồi thổi lên ống đó. Cái ống có thể xoay chuyển vô bao hoặc bỏ vào xe di chuyển”. Ông Nẻo cho biết thêm.
Với chiếc máy này, nông dân trồng bắp đầu nguồn An Giang cảm thấy thích hơn vì chỉ chốc lát ruộng bắp được dọn sạch, rất tiện lợi nhanh chóng thay vì sau thu hoạch chủ ruộng lại tốn thêm tiền thuê nhân công dọn dẹp, hay đốt đồng. Hiện tại ông Nẻo đã đăng ký sở hữu cho sản phẩm độc đáo này để tránh tình trạng làm nhái kiểu dáng và sản phẩm của ông sẽ được sản xuất hàng loạt khi thị trường có nhu cầu.
Sáng chế máy chặt, băm và thổi xác cây bắp được xem là giải pháp hữu dụng đồi với vùng tiềm năng trồng cây bắp như huyện An Phú. Từ lâu những sáng chế của ông Trần Công Nẻo cũng được Hội đồng Khoa học Công Nghệ tỉnh An Giang đánh giá cao về tính ưu việt của sản phẩm. Ông cũng là người được bình chọn danh hiệu “Người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam”. /.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;