Học tập đạo đức HCM

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Thứ năm - 14/05/2020 09:45
Tại “vựa cam” Vũ Quang (Hà Tĩnh), đến nay, 150 ha được áp dụng công nghệ tưới tự động tiết kiệm nước; 224 ha cam được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
94d3091448t30280l0

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang kiểm tra hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước của hộ ông Nguyễn Phú Quốc ở thị trấn Vũ Quang.

Ngay từ khi vườn cam hơn 2 ha mới được trồng một vài năm, anh Nguyễn Phú Quốc ở tổ dân phố 5, thị trấn Vũ Quang đã có ý thức lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước bằng hình thức nhỏ giọt.

Để có được hệ thống tưới này cho vườn cam, ngoài hơn 70 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ, năm 2016, anh Quốc đã mạnh dạn bỏ ra gần 100 triệu đồng khơi thông nguồn nước, làm bể chứa, lắp máy bơm, kéo điện, thêm ống…

94d3091939t69906l0

Nhờ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt phủ kín diện tích trồng nên vườn cam của anh Quốc luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết, không bị khô hạn trong mùa hè, cây sinh trưởng tốt

Nhờ hệ thống tưới tiêu này, gia đình anh Quốc đã chăm sóc vườn cam nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn nhiều hộ khác bởi cứ đến thời điểm cần tưới nước cho vườn cam, chỉ cần cắm điện, căn thời gian để đóng cầu giao là xong.

Hệ thống tưới này đã giúp vườn cam của anh luôn đảm bảo độ ẩm trong mùa nắng nóng, điều chỉnh được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, thúc ra hoa đúng kỳ, cho những mùa quả năng suất cao hơn những hộ khác…

94d3092213t33652l0

Gốc cam chanh được công nhận là cây đầu dòng của gia đình ông Lê Quang Vượng ở xã Đức Bồng không chỉ mang thêm về nguồn thu mà còn có ý nghĩa lớn trong cải thiện nguồn giống trên địa bàn

Những năm gần đây, ông Lê Quang Vượng ở thôn 8, xã Đức Bồng phấn khởi bởi trong vườn cam chanh gần 1,5 ha của gia đình có 1 gốc được công nhận là cây đầu dòng. Gốc cây giống quý hiếm này ngoài việc hàng năm được Nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng để chăm sóc, còn tạo thêm nguồn thu nhập từ bán mắt ghép nhân giống cho ông Vượng. Ngoài ra còn góp phần cải thiện chất lượng nguồn giống mở rộng diện tích trồng cam trên địa bàn.

Ông Vượng cho biết thêm: “Vào các mùa ươm, các cơ sở sản xuất cây giống ở Vũ Quang, Hương Khê, Đức Thọ… đã tìm đến mua mắt ghép. Ngoài bán mắt ghép, tôi còn tự chiết, ươm giống để mở rộng sản xuất cho khu vườn đồi của gia đình và một số hộ xung quanh".

94d3092451t46413l0

Từ cây đầu dòng, mỗi năm ông Vượng cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống khoảng 2.500-3.000 mắt ghép chất lượng

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Vũ Quang, trên địa bàn có 150 ha được áp dụng công nghệ tưới tự động tiết kiệm nước; 70% diện tích cam áp dụng kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học để bón lót hằng năm; 224 ha cam được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP…

94d3092600t13212l0

Thay vì sử dụng hóa chất bừa bãi như trước đây, người làm vườn Vũ Quang đã sử dụng vôi, chế phẩm sinh học trong chăm sóc, bảo vệ vườn cam để tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn.

Ngoài việc duy trì, phát triển các giống cam bản địa đang được quan tâm với 6 cây cam chanh, 12 cây cam bù được chứng nhận và bảo tồn cây đầu dòng thì các giống chất lượng như cam Xã Đoài, cam Vinh, cam V2, cam bù ghép... cũng được đưa vào sản xuất.

Nhờ tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất nên năm 2019 vừa rồi, năng suất cam toàn huyện đạt 16.000 tấn và giá trị kinh tế gần 379 tỷ đồng (gấp 5 lần năm 2015).

Để chăm sóc tốt 2.530 ha cam hiện có, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 có 1.200 ha cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, cam hữu cơ và chương trình OCOP, huyện Vũ Quang tập trung thực hiện các giải pháp như: quản lý tốt về cây giống, sử dụng nguồn giống chất lượng, khai thác khoảng 1.000 mắt ghép/cây đầu dòng/năm để trồng gần 40 ha;

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn giống đến đầu tư thâm canh, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tỉa cành tạo tán, tưới tiết kiệm nước; tuyên truyền, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, tuân thủ việc sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”; tăng cường tập huấn, chuyển giao KHKT cho người nông dân...

Theo Tiến Phúc/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay32,055
  • Tháng hiện tại210,622
  • Tổng lượt truy cập90,274,015
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây