Bệnh do trực khuẩn gram (+) Erysipelothiix rhuiopathiae gây ra. Vi khuẩn đóng dấu có nhiều chủng khác nhau, có nhưỡng chủng có độc lực cao. Vi khuẩn có nhiều trong đất, nước, phân... Vi khuẩn gây bệnh đóng dấu ở heo có sức đề kháng rất cao, sức sống dẻo dai. Tuy nhiên, chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ > 700C.
Trong điều kiện tự nhiên heo thuần chủng 3 - 12 tháng tuổi dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh ít gặp ở heo dưới 12 tuần tuổi do có sự bảo hộ của kháng thể từ heo nái truyền qua sữa non. Heo choai, heo nái không được tiêm phòng, nhất là khi đã đẻ đến lứa thứ tư rất dễ mắc bệnh. Ngoài heo ra bệnh đóng dấu heo còn có thể thấy ở gia cầm (đặc biệt là thủy cầm, chim câu, gà tây…), bò, dê, ngựa, chó và kể cả người.
Vi khuẩn luôn có trong cơ thể heo và môi trường do được bài tiết qua nước bọt, phân hoặc nước tiểu trong đó phân là nguồn lây nhiễm chính.
Nguồn bệnh chủ yếu là heo bị bệnh, xác chết vì bệnh đóng dấu, sau đó là heo khỏe mang trùng thải căn nguyên ra môi trường bên ngoài qua phân, chất tiết, ra từ miệng, mũi…
Nguồn bệnh thứ yếu là môi trường, dụng cụ, thức ăn, nước uống, côn trùng bị nhiễm mầm bệnh hoặc do người chăn nuôi bị phơi nhiễm. Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật chủ chủ yếu qua đường tiêu hóa, một số trường hợp xâm nhấp qua vết thương ở da, niêm mạc.
Bệnh chỉ xảy ra trong mùa nóng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thức ăn, nước uống, vận chuyển, chuyển chuồng, tiêm phòng. Do đó dịch tễ bệnh có 4 điểm cần lưu ý là:
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo nuôi vỗ béo, heo thịt;
- Bệnh xảy ra mang tính đột ngột và lây lan chậm;
- Bệnh luôn gắn với mùa khí hậu nóng, khô hoặc chuyển mùa thời tiết (stress);
- Bệnh có tính cục bộ địa phương và thường hàng năm hay lặp lại (dịch địa phương);
- Đôi khi, bệnh đóng dấu heo xuất hiện như một bệnh thứ phát từ các bệnh dịch tả, xoắn khuẩn, ký sinh trùng…
Thể cấp tính: Sốt đột ngột 40 - 420C; Chậm chạp, thẫn thờ; Biếng ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn; Dáng đi khó nhọc, khập khiễng; Có thể có ỉa chảy (ở những heo choai); Sảy thai ở những nái đang mang thai hoặc đẻ thai gỗ. Trên da xuất hiện những nốt ban màu đỏ, hình thù đặc trưng: Hình vuông, hình thang. Trường hợp nốt ban màu đỏ tía báo hiệu trước con vật đang ở thể cấp tính tử vong. Sau vài ngày tại ví trí ban xuất huyết lớp da sẽ bị hoại tử, khô và bong đi.
Các triệu chứng ngoài da của bệnh đóng dấu heo
Thể á cấp tính: Các dấu hiệu nêu trên xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng hơn. Vật ăn uống bình thường, thân nhiệt tăng nhẹ. Tổn thương trên da xuất hiện ít, khó phát hiện.
Thể mãn tính: Sau 3 tuần mắc bệnh, nếu vật qua khỏi, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn. Giai đoạn này dấu hiệu điển hình là con vật bị què, đi lại khập khiễng, khớp bị sưng và cứng. Hậu quả do viêm khớp mãn tính gây ra.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh: Cần phân biệt với một số bệnh như:
- Bệnh Dịch tả heo: Khi điều trị không giảm vì đặc thù bệnh do virus.
- Bệnh tụ huyết trùng: Liệu trình điều trị dùng thuốc giống như bệnh đóng dấu heo sẽ khỏi nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời.
- Bệnh phó thương hàn: Do giai đoạn tuổi mắc bệnh 15 - 30 kg/con còn bệnh đóng dấu thường lớn hơn nên phân biệt độ tuổi (qua thời gian).
Da có dấu đa dạng, tím bầm, dễ nhận biết.
- Tổ chức liên kết dưới da thẩm dịch nhớt, keo nhày.
- Phổi viêm, tụ máu.
- Lách sưng to, tụ máu. Bề mặt lách xuất hiện những đám tụ huyết nổi lên.
- Thận sưng, trên bề mặt quan sát thấy các đám tụ máu, hình vuông hoặc tròn.
- Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là hiện tượng tụ máu,
- Viêm tăng sinh bao khớp.
Các giải pháp tổng hợp về việc triển khai thực hiện công tác vệ sinh thú y trong khu chăn nuôi phải được triển khai thường xuyên và nghiêm túc. An toàn sinh học là kết quả cuối cùng của công tác vệ sinh thú y và kỹ thuật chăn nuôi bền vững. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt là khi giao mùa và khi thay đổi thời tiết.
Rửa dọn chuồng, xử lý phân và nước thải hàng ngày. Tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh tổng thể chuồng trại, thiết bị chăn nuôi định kỳ 1 lần/tuần. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát. Hạn chế cho người lạ, vật nuôi ra vào khu vực chuồng trại. Khử trùng trước khi vào chăm sóc và cho ăn. Phòng bệnh cho heo con bằng cách cách ly các đàn heo mới nhập trại, sau khi theo dõi và phòng bệnh mới đưa về gian chuồng nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ cho heo nái trước khi cho phối giống, chửa đẻ để heo con được phòng bệnh ngay từ khi sinh ra. Những ngày đầu sơ sinh heo con có sức đề kháng kém hơn, vì vậy cần phòng bệnh cho heo con bằng cách tiêm phòng cho heo nái. Đối với vaccine đóng dấu heo (nhược độc) tiến hành tiêm phòng như sau: Vaccine được tiêm cho heo từ 2 tháng tuổi trở lên miễn dịch bảo hộ xuất hiện sau khi tiêm 9 ngày. Thời gian miễn dịch kéo dài 7 - 9 tháng. Có thể tiêm vaccine đóng dấu heo cùng lúc với vaccine tụ huyết trùng heo, vaccine dịch tả heo. Không nên tiêm cho heo đang ốm, heo sắp đẻ hay vừa mới đẻ. Tiêm vaccine đóng dấu heo dưới da hoặc tiêm bắp với liều: Heo < 25 kg, tiêm 0,5 ml/con; Heo > 25 kg, tiêm 1 ml/con.
Vi khuẩn đóng dấu heo rất nhạy cảm với Penicillin. Heo mắc đóng dấu thể cấp tính nên được điều trị bằng Penicillin (thuốc đặc trị heo bị đóng dấu), tiêm 2 lần/ngày trong 3 ngày, tiêm bắp 1 ml/10 kg (300.000 IU/ml).
Trộn 200 g Phenoxymethyl Penicillin/tấn thức ăn trong 10 - 14 ngày. Đây là một phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả, cũng có thể sử dụng trong các đợt dịch bệnh lớn.
Trong trường hợp bệnh cấp tính, tiêm ngay Penicillin loại tác dụng nhanh, 2 lần trong 24 giờ đầu. Tiếp tục tiêm như vậy trong 3 - 4 ngày.
Trường hợp cần điều trị heo nái với số lượng lớn, nên sử dụng Amoxycillin hoặc Phenoxy-methyl Penicillin. Liều tiêm tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Pha Amoxycillin, Phenoxymethyl penicillin hoặc Tetracycline vào nước uống cũng rất hiệu quả.
Theo Phương Đông/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã