Tuy nhiên giá trị thương mại giao dịch cà phê nhân toàn cầu của chúng ta chỉ chiếm chưa đến 1%, kéo theo giá trị gia tăng của ngành đang ở mức rất thấp. Điều này đòi hỏi ngành cà phê cần có giải pháp mang tính chiến lược để đưa ngành phát triển bền vững.
Ngành cà phê hiện đang thiếu chiến lược để phát triển bền vững.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết: Cơ cấu giống cà phê chưa hợp lý, một số địa phương và người sản xuất vẫn tiếp tục mô hình phát triển theo chiều rộng như tăng nhanh diện tích, lạm dụng phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật… 500 ngàn hộ sản xuất nhỏ trong ngành cà phê nhưng chậm đổi mới tổ chức sản xuất và kinh doanh, người sản xuất thiếu thông tin về thị trường, thiếu liên kết với các nhà máy chế biến xuất khẩu, hiệu quả sản xuất chưa cao.
Theo số liệu của VICOFA, diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh, cà phê trên 20 năm tuổi, hiện có 86 nghìn ha, chiếm 13,8%, tổng diện tích cà phê, ngoài ra còn có trên 40 ngàn ha dưới 20 năm tuổi, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém. Tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới khoảng 140 - 160 ngàn ha đang là thách thức lớn trong sản xuất cà phê.
Diện tích chủ yếu toàn ngành phần lớn tập trung ở nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa còn nghèo, điều kiện sân phơi và kho bảo quản cà phê còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tại 4 tỉnh là Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, sân phơi xi măng đạt 61,5%; phơi bằng bạt chiếm 13,5% và sân đất chiếm 25% tổng diện tích sân phơi của các nông hộ, dẫn đến sơ chế không kịp thời. Vì không đủ sân phơi, có đến trên 71% sản lượng cà phê sử dụng hình thức phơi quả tươi; gần 21% xát vỏ trước khi phơi và chỉ có trên 8% bán quả tươi cho các cơ sở chế biến hoặc đại lý có điều kiện phơi sấy, dẫn đến hạt đen, nâu, mốc càng cao.
Để ngành cà phê trong nước phát triển bền vững, theo lãnh đạo VICOFA, cần nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam, tạo sản phẩm quốc gia có thương hiệu và giá trị cao trên thị trường thế giới thông qua cải cách mạnh mẽ về tổ chức sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Lấy yêu cầu thị trường làm định hướng phát triển, tận dụng triệt để các cơ hội hút nguồn lực đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Áp dụng khoa học công nghệ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển dịch nhanh cơ cấu sản phẩm sang chế biến sâu, tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu ở phân khúc giá trị gia tăng cao. Huy động sự tham gia tích cực, chủ động của người dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo kết nối sản xuất, chế biến với thị trường. Về phía Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ phù hợp, mang tính đột phá, tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài đầu tư vào khâu chế biến.
“Cần có sự chỉ đạo từ phía Nhà nước về quy hoạch các vùng sản xuất, khu chế biến cà phê có tính ổn định lâu dài, tạo điều kiện phát triển bền vững gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng như hồ chứa nước, hệ thống tưới tiết kiệm nước, đường giao thông nội vùng…” - ông Lương Văn Tự kiến nghị.
Quốc Định/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;