Học tập đạo đức HCM

Gây nuôi động vật hoang dã: Tránh phát sinh hệ lụy

Thứ bảy - 03/03/2018 08:26
Những năm gần đây, nhiều người dân nuôi, kinh doanh một số loài động vật có nguồn gốc hoang dã (gọi tắt là động vật hoang dã - ĐVHD) như một giải pháp để thoát nghèo, thậm chí làm giàu. Tuy vậy, bên cạnh việc khuyến khích, tạo cơ chế, chính sách giúp các cơ sở gây nuôi, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, tránh phát sinh hệ lụy.

Hướng phát triển kinh tế mới

Tham quan trang trại nuôi rắn của gia đình anh Hà Văn Xuân (SN 1973) ở thôn Cò, xã Mỹ Thái (Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), chúng tôi nhận thấy mô hình chăn nuôi có nhiều điều kiện, tiềm năng phát triển. 6 năm trước, hay tin nhiều hộ ở tỉnh Vĩnh Phúc nuôi rắn hổ mang trâu cho thu nhập cao, anh Xuân thử mua 200 quả trứng về ấp. Thấy hiệu quả bước đầu, anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm rắn về nuôi. Đến nay, anh luôn duy trì 200 rắn sinh sản cùng gần 800 con thương phẩm. Mỗi rắn mẹ đẻ từ 2 - 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 - 12 quả trứng. Trừ chi phí, anh thu lãi 200 triệu đồng/năm từ bán trứng rắn. 

dvhd can bao ton
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lạng Giang kiểm tra mô hình nuôi gấu tại xã Đào Mỹ.
  

Tương tự, trang trại nuôi rắn của gia đình ông Trần Văn Hùng, thôn Quỳnh Độ, xã Bắc Lũng (Lục Nam) cũng cho thu nhập cao. Hiện, thị trường tiêu thụ trứng rắn, rắn giống và thương phẩm của ông Hùng đã mở rộng, không chỉ trong tỉnh mà còn ra nhiều tỉnh, TP khác như: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn… Riêng năm 2017, rắn hổ mang thương phẩm có giá 600 nghìn đồng/kg, rắn ráo trâu 500 nghìn đồng/kg, trứng rắn 50 nghìn đồng/quả, ông Hùng thu lãi gần 250 triệu đồng. 

Trước đây, ĐVHD chỉ được nuôi ở vài huyện như: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, theo mô hình nhỏ lẻ, tự phát. Kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do học hỏi kinh nghiệm, quy mô chuồng trại không lớn, thậm chí nhiều hộ chỉ nuôi cho vui. Tuy nhiên, sau một thời gian, do hiệu quả kinh tế khá cao nên mô hình nuôi ĐVHD xuất hiện ở hầu khắp các huyện, TP, có hộ phát triển theo hướng trang trại. 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 4 hộ nuôi 10 cá thể gấu ngựa và 143 cơ sở (hộ gia đình) nuôi các loài ĐVHD với tổng số hơn 20 nghìn cá thể, chủ yếu là gấu, nhím, tắc kè, hươu sao, rắn hổ mang, cá sấu... Thực tế, hầu hết ĐVHD đều có khả năng sinh sản trong môi trường nuôi nhốt có kiểm soát. Loài nuôi nhốt ngày một thuần chủng, từ đó bảo đảm duy trì loài. 

  

Tăng cường quản lý

Năm 2017, với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chuyển giao, cứu hộ, bảo tồn thành công 28 cá thể các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Đây cũng là số lượng động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được chuyển giao, cứu hộ, bảo tồn nhiều nhất kể từ năm 2006 đến nay. 

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, gây nuôi ĐVHD là hướng chăn nuôi mới, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; tăng thu nhập, giải quyết việc làm. Bên cạnh khuyến khích các hộ phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi, đơn vị tăng cường công tác quản lý các cơ sở, kiên quyết xử lý những trường hợp gây nuôi không có nguồn gốc, hồ sơ hợp pháp; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Hạt Kiểm lâm các huyện, TP rà soát, thẩm định hồ sơ nguồn gốc, số lượng, chủng loại ĐVHD, tiêu chuẩn chuồng trại theo quy định, trên cơ sở đó xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi cho các tổ chức, cá nhân. Đến nay, 100% trang trại/cơ sở gây nuôi ĐVHD đều được cấp giấy chứng nhận và mở hồ sơ theo dõi. 

Để tránh tình trạng các trại nuôi, mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi và quản lý hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD. Theo đó, các trại nuôi ĐVHD chỉ được cấp phép khi bảo đảm tiêu chuẩn chuồng trại, vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; nguồn gốc con giống hợp pháp. Còn tại Lạng Giang, 8 cá thể gấu tại hai cơ sở chăn nuôi đều được gắn chíp theo dõi... 

Thực tế cho thấy, nếu quản lý không tốt hoạt động gây nuôi ĐVHD sẽ xảy ra tình trạng buôn bán trái phép, đặc biệt có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Để giảm thiểu những hệ lụy, ông Từ Quốc Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Chúng tôi tăng cường kiểm tra, ngăn chặn để sớm phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về săn bắt, mua bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ các loài ĐVHD và các sản phẩm của chúng trái pháp luật”.
 

Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại756,505
  • Tổng lượt truy cập93,134,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây