Học tập đạo đức HCM

Cho ăn và quản lý thức ăn trong nuôi tôm

Thứ tư - 25/05/2016 20:48
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm 50 - 60% giá thành sản xuất; do đó, việc lựa chọn và quản lý thức ăn để nuôi tôm phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng.

Tôm thẻ chân trắng bắt mồi liên tục trong ngày. Người nuôi tôm cho tôm ăn từ 4 - 5 cữ/ngày nên cho ăn bằng tay để hạn chế thức ăn dư thừa và tôm đói có thể tiếp cận với thức ăn. Không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hệ thống quạt nước, sục khí của ao nuôi không đủ mạnh. Ở những vùng dịch bệnh đang bùng phát, thì nên giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với nhu cầu hoặc bỏ bớt cữ buổi trưa khi thời tiết quá nắng nóng. Các trại đã nuôi tôm nhiều năm, có kinh nghiệm quản lý cho ăn nên sử dụng máy cho ăn tự động từ tháng nuôi thứ 2 trở đi để tiết kiệm chi phí và cải thiện năng suất, hiệu quả.

Sử dụng bảng hướng dẫn cho ăn (Bảng 1) của Công ty Skretting Vietnam trong 24 ngày đầu để định khẩu phần ăn hàng ngày cho 100 nghìn con postlarvae tôm thẻ chân trắng như sau:

cho ăn và quản lý thức ăn trong nuôi tôm

• Nếu cho tôm ăn bằng tay thì tiến hành theo hướng dẫn sau:

+ Trong 24 ngày đầu: Cho tôm ăn theo hướng dẫn của công ty sản xuất thức ăn hoặc người tư vấn kỹ thuật có kinh nghiệm tại địa phương. Thức ăn cần được rải đều trong ao để tôm bắt mồi dễ dàng. Với các ao có màu nước tốt, thức ăn tự nhiên phát triển và nằm trong vùng nhiễm bệnh có thể không cần phải cho tôm ăn trong 10 ngày đầu.

+ Từ ngày thứ 25 trở đi bắt đầu sử dụng nhá (hay còn gọi là sàng, vó) để kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Việc kiểm tra nhá chủ yếu để giảm lượng thức ăn đưa xuống ao khi tôm bắt mồi kém do thời tiết thay đổi, trước kỳ lột xác hoặc bị bệnh. Lượng thức ăn chỉ tăng khi mọi điều kiện nuôi đều thuận lợi: tôm có sức khỏe tốt, phần cuối của đường ruột đầy thức ăn màu nâu trong khi phần đầu và dạ dày có màu đen. Ngoài ra, người nuôi tôm cần đặc biệt cẩn thận vào mùa nắng nóng. Khi nhiệt độ nước ao đạt mức 320C trở lên, tôm bắt mồi mạnh hơn, nhanh hơn bình thường và thải phân sớm hơn, nhiều hơn. Nếu tăng lượng thức ăn có thể gây ô nhiễm ao nuôi rất nhanh, dẫn đến tôm bị stress và hao hụt nhiều.

+ Giảm khẩu phần ăn 20 - 30% khi tôm lột vỏ; 30 - 50% khi trời nóng bức hoặc có mưa to; 30 - 50% khi pH biến động mạnh, NH3 vượt quá 0,3 - 0,5 mg/L, khí độc H2S quá 0,005 mg/L (bùn đáy hoặc nước có mùi trứng thối).

tỷ lệ cho thức ăn vào nhá và thời gian kiểm tra

• Các chất bổ sung phải không có tính đối kháng nhau và nên được trộn vào thức ăn khoảng 60 - 90 phút trước khi cho tôm ăn. Người nuôi có thể sử dụng chuối già chín xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để làm chất kết dính hoặc sử dụng chất kết dính chuyên dụng có bán trên thị trường. Cần lưu ý là các dụng cụ dùng để chứa, trộn và hong khô thức ăn cần được rửa sạch, sát khuẩn và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

• Trung bình mỗi ao 2.000 - 2.500 m2 dùng từ 1 - 2 nhá, có kích thước 80x80 cm.

• Lượng thức ăn cho vào mỗi nhá tăng dần theo thời gian nuôi.

• Khoảng 60 - 120 phút sau khi cho ăn, kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm. Nếu đường ruột tôm đầy và có màu của loại thức ăn sử dụng là tốt. Tôm rỗng ruột hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất ổn, cần phải kiểm tra.

• Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt, có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo thêm 5%. Ngược lại, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 - 10% thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cữ tiếp theo, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10 - 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Nếu lượng thức ăn trong nhá còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10%.

Skretting Việt Nam 
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay48,265
  • Tháng hiện tại823,543
  • Tổng lượt truy cập91,997,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây