Học tập đạo đức HCM

Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn

Thứ ba - 14/06/2016 21:51
1. Tận diệt các dịch bệnh trên heo:
 
Mục tiêu của các trang trại là sử dụng nguồn heo giống tốt, nuôi trong môi trường sạch sẽ để sản xuất ra thịt heo chất lượng cao. Hơn nữa thông qua việc nâng cao năng suất sẽ giúp giảm giá thành sản xuất. Năng suất cao và giá thành giảm sẽ giúp nâng cao lợi ích của trang trại. Việc giảm lợi ích của nông trại thường cò nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân do dịch bệnh chiếm tỷ lệ tổn thất cao. Những loại dịch bệnh làm năng suất suy giảm dẫn đến thất bại cảu trang trại. Trước đây rất lâu, khi sang thăm Chi Lê, người viết rất ghen tỵ khi toàn nước họ nuôi heo mà không có dịch bệnh.
Hiện nay để phòng ngừa và khống chế các loại bệnh chúng ta thường lệ thuộc vào việc sử dụng vacxin hoặc thuốc kháng sinh mà không quan tâm đến việc cải tiến thiết bị chuồng trại và môi trường nuôi dưỡng. Vì vậy hiệu quả không đạt được không như ta mong muốn.
Bệnh PRRS là một trong những loại bệnh gây thiệt hại trong nghành chăn nuôi nhưng chưa có biện pháp đối phó cụ thể. Ở Mỹ gần 10 năm trước họ đã tiến hành tận diệt PRRS trên từng nông trại riêng biệt và được đánh giá là rất thành công.
 
 
2. Các biện pháp tận diệt các loại dịch bệnh có trong trại heo:
 
Trong các trại heo không chỉ có dịch bệnh PRRS mà ta còn phải tiến hành tận diệt các loại bệnh khác. Theo bảng 1, đó là tóm tắt các phương pháp tận diệt dịch bệnh. Cũng tương tự như vậy các nông trại vì lợi ích kinh tế hoặc vì sự giao dịch với các quốc giá khác mà chọn phương pháp tận diệt dịch bệnh phù hợp.
 
3. Tính cần thiết của việc tận diệt PRRS:
 
PRRS được biết đến như là loại bệnh gây xảy thai trên heo và bệnh hô hấp trên heo con và heo thịt. Nó là loại bệnh đơn lẻ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế lớn nhất so với các loại bệnh khác. Mỗi nông trại có thể có những triệu chứng lâm sàng khác nhau do tùy thuộc vào độc lực virut lây nhiễm. Nhưng ở trường hợp nặng có thể gây xảy thai trên 50% cho nái mang thai. Heo con bị nhiễm PRRS sẽ gây bệnh hô hấp mãn tính, nếu ở đây heo nhiễm thêm loại vi khuẩn thứ 2 thì tỷ lệ chết sẽ rất cao. Dĩ nhiên tăng trọng ngày và FCR cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
 
Nếu heo bị nhiễm những loại PRRS như thế này thì tỷ lệ chết và chi phí cho việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ tăng cao. Chúng ta hãy tham khảo và so sánh kết quả của trại cai sữa trước và sau khi tận diệt PRRS ( bảng 2).
Hiện nay vấn đề lớn nhất phòng chống PRRS là virut PRRS có vài loại kháng nguyên khác nhau nên việc sử dụng vacxin cho chính xác rất khó khăn. Chính vì vậy nếu có tầm nhìn lâu dài thì ta phải lựa chọn con đường tận diệt PRRS trong việc phòng chống dịch bệnh này. Trong một số năm qua đã có một số trang trại thành công trong việc tận diệt PRRS có trong trại và đa số các trại này đã không bị tái nhiễm và đang duy trì năng suất tốt.
 
4. Quá trình tận diệt PRRS trên toàn quốc ở Chi Lê:
 
Hiện nay Chi Lê đang gặp khó khăn do vấn đề khắc phục hậu quả động đất, tuy nhiên trước đây Chi Lê đã rất thành công trong việc tận diệt PRRS trên toàn quốc. Năm 1995,lần đầu tiên Chi Lê xác nhận việc nhiễm PRRS trên đàn heo. Theo điều tra thời kì đầu có 214 con trên 2011 con bị dương tính chiếm tỷ lệ 10,6%. Và sau đó theo kiểm tra trên toàn quốc có 30,1% nông trại bị dương tính và tỷ lệ nái bị nhiễm bệnh là 13,7%. Sau đó , bộ nông nghiệp Chi Lê và cơ quan chủ quản của hiệp hội chăn nuôi heo đã lập ra kế hoạch nhằm chống lại PRRS trên toàn quốc.
 
Các bước nhằm tận diệt PRRS tại Chi Lê :
a. Điều tra dịch tể học trên toàn quốc bằng phương pháp kiểm tra máu.
b. Đề ra các quy định về PRRS: các nông trại dương tính dương tính không di chuyền heo ( trừ việc chuyển tới lò mổ) và phòng dịch triệt để.
c. Các nông trại nhiễm bệnh phải cải tạo lại đàn hoặc đào thải hết nái trong trang trại để tận diệt PRRS.
d. Các nông trại đã tận diệt, liên tục kiểm tra, monitoring huyết thanh
Theo số liệu bảng 3 thì đến năm 2007, Chi Lê đã hoàn thành việc tận diệt PRRS trên toàn quốc và đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo bất cứ trường hợp phát sinh dịch bệnh nào.
 
5. Quá trình tận diệt PRRS tại Mỹ và so sánh năng suất trước và sau khi tận diệt:
 
Phương pháp tận diệt PRRS
5.1 Phương pháp tái lập toàn bộ đàn heo
5.2 Phương pháp kiểm tra toàn bộ loại bỏ con dương tính
5.3 Giảm đàn heo.
Dù áp dụng bất cứ biện pháp nào ta cần phải lên kế hoạch đầy đủ để có thể thành công mà tránh gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
Phương pháp giảm đàn heo ( ngưng nhập heo hậu bị trong vòng 6 tháng) được sử dụng nhiều nhất. Để rút ngắn thời gian ngưng nhập heo hậu bị ta có thể thụ tinh heo hậu bị ở bên ngoài ( off-site) hoặc sử dụng trại heo hậu bị riêng biệt. Tuy nhiên với điều kiện các trại chăn nuôi thông thường hiện nay ta cần phải áp dụng biện pháp cách ly đàn và làm trống trại cai sữa cùng một lúc
Khi nông trại đã tận diệt dịch bệnh, số lượng heo con sản xuất ra được nhiều, ta có thể đào thải heo con bị bệnh và thay thế bằng heo khỏe mạnh để không gây ành hưởng lớn tới hệ thống sản suất ( Depopulation/ Repopulation).
 
Không chỉ PRRS mà nếu tận diệt Mycoplasma thì năng suất sẽ tăng lên rất cao ( bảng 5). Cũng theo bảng 5 thì ở trại thịt 2 tuy bị nhiễm Mycoplama chỉ tận diệt được PRRS nhưng năng suất cũng đã tốt hơn. Hiện nay, nếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Draxxin thì chúng ta có thể đồng thời tiêu diệt được các bệnh như viêm màng phổi, mycoplasma.
 
 
6. Cuộc vận động tận diệt PRRS theo từng khu vực tại Mỹ:
 
Hiện tại khu vực nuôi heo nhiều và cũng là nơi có nhiều trại heo dương tính với PRRS của Mỹ là bang Iowa, và bang North Carolina thì không có nhiều biến chuyển về dịch bệnh này. Nhưng bang Minnesota thì đã tiến hành chính thức các cuộc vận động tận diệt PRRS.Cùng với đó các bang có số lượng trại heo ít như North Dakota và bang Wisconsin
cũng hưởng ứng cuộc vận động này.
Trên thực tế thì từ năm 2004 các giáo sự thuộc trường đại học Minnesota đã thảo luận về vấn đề tận diệt PRRS, năm 2005 hiệp hội thú y chăn nuôi heo Hoa Kỳ đã đề ra kế hoạch ngắn và dài hạn để thí điểm tận diệt PRRS. Gần đây, hiệp hội chăn nuôi heo bang. Minnesota và Hiệp hội các nhà sản xuất thịt heo Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ cho cuộc vận động này.
Đẩu tiên hạt Stevens thuộc trung tây Minnesota được chọn làm nơi thí điểm áp dụng. Lý do chọn là so với khu vực khác khu vực này số lượng trại heo ít hơn và số lượng trại heo đã được tận diệt PRRS ở khu vực này cũng tương đối nhiều.
Năm 2004, các trại heo và các doanh nghiệp liên quan tới nghành chăn nuôi heo đã được xác định chính xác trên bản đồ ( sử dụng chương trình Google earth, ARC GIS 9.3) và nắm rõ khu vực nhiễm PRRS. Ở đây tổng cộng có 89 cơ sở ( trại heo nái 19, trại heo con 8, trại thịt 40, trại đực 2, trại cách ly hậu bị 2, gia đình chăn nuôi 2, trại không có heo 13, trại đang không nhập hậu bị 3 và nơi rửa xe và sửa chửa xe vận chuyển heo 2) trong đó có 31 cơ sở dương tính. Năm 2006 cơ sở dương tính còn 15. Đến năm 2009 toàn bộ 31 cơ sở đã hoàn toàn âm tính và việc tận diệt đã hoàn thành.
Cho đến hiện nay, cuộc vận động trên vẫn không nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài mà là do công sức của sự hợp tác của các giáo sư trường đại học Minesota, các bác sĩ thú y và nhà chăn nuôi. Tiếp tục chương trình này sẽ có 6 hạt sẽ được áp dụng các biện pháp nhằm âm tính hóa PRRS. Ở đây các trang trại dương tính với PRRS thường áp dụng biện pháp giảm đàn đàn heo nái và tái lập lại đàn heo con và heo thịt.
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập847
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại746,219
  • Tổng lượt truy cập93,123,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây