Học tập đạo đức HCM

Thay thế kháng sinh bằng tannin trong thức ăn heo thịt

Thứ bảy - 12/05/2018 23:04

Vai trò

Tannin (acid tannic) thuộc nhóm polyphenol, là hợp chất có cấu trúc phức tạp và được chia thành 2 nhóm: tannin thủy phân và tannin cô đặc. Tannin hiện diện trong hầu hết thực vật và có nhiều trong cà phê, trà, nho, cam thảo, dâu, cây hạt dẻ, các loại đậu… Tùy thuộc vào nguồn thực vật, thành phần và cấu trúc tannin cũng khác biệt rất lớn. Tannin thủy phân có tính năng kháng  khuẩn mạnh hơn tannin cô đặc, và được hấp thu một phần trong đường tiêu hóa. Đáng chú ý, tannin từ cây hạt dẻ chủ yếu là tannin thủy phân.

Theo quan điểm truyền thống và một số công trình nghiên cứu khoa học trong dinh dưỡng vật nuôi (cụ thể như heo) cho rằng, tannin là chất kháng dinh dưỡng, làm giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Tuy nhiên, tác động không tốt của tannin từ những nghiên cứu trên là do hàm lượng tannin trong khẩu phần cao và nguồn tannin có cấu trúc không tốt, như tannin trong các loại cao lương.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng loại trừ các vi khuẩn gây bệnh lan truyền và lưu trú trong vách ruột của tannin trên heo (Sakanaka và ctv., 2000; Elizondo và ctv., 2010; Hara và ctv., 1995). Ngoài ra tannin (polyphenol) còn làm thay đổi các sản phẩm chuyển hóa trong phân heo như giảm khí amoniac, giúp giảm mùi hôi, tăng các acid béo chuỗi ngắn có lợi (Hara và ctv., 1995). Kết quả trong phòng thí nghiệm còn cho thấy tannin từ cây hạt dẻ có thể ức chế Salmonella là vi khuẩn dễ tồn dư trong thịt và kháng thuốc (Van Parys và ctv., 2010; Redondo và ctv., 2013; Prosdócimo và ctv., 2010). Trên heo con, tannin từ cây hạt dẻ còn làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn E. coli đường ruột, và làm tăng tỷ lệ vi khuẩn có lợi như Lactobacillus và Bifidobacterium (Chen và ctv., 2012). Việc cân bằng hoặc tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ giúp heo con tiêu hóa thức ăn và tăng trưởng tốt hơn. Tannin từ thực vật cũng giúp ngăn ngừa tiêu chảy, phân lỏng, và viêm ruột trên heo con thay thế vai trò của kẽm oxit. Khả năng đề kháng lại tannin của vi khuẩn Clostridium perfringens cũng khó hơn kháng sinh (Redondo ctv., 2015), và tannin cũng không bị tồn dư trong sản phẩm động vật như thịt, trứng, điều này giúp nhà chăn nuôi an tâm sử dụng tannin lâu dài hơn. Đồng thời, vì thuộc nhóm polyphenol, tannin cũng là chất chống ôxy hóa tự nhiên mạnh như Vitamin E, và C. Do đó sử dụng tannin còn có thể giúp chống lại các yếu tố gây stress cho con vật nuôi.

 

Silvafeed, sản phẩm ưu việt cho tăng trưởng heo thịt

Tại Việt Nam, chế phẩm chứa tannin (Silvafeed) đã cho thấy hiệu quả trong chăn nuôi heo thịt. Silvafeed là sản phẩm được chiết xuất từ cây hạt dẻ với thành phần chủ yếu là tannin thủy phân (acid tannic > 75%), dạng bột màu nâu đỏ, dễ tan trong nước, ethanol, acetone, glycerin… Có mùi tương đối lạ, vị chát, 100% thuần tự nhiên, an toàn hữu hiệu.

Thí nghiệm trên heo thịt từ 80 ngày tuổi đến khi xuất chuồng (156 ngày) được thực hiện bằng cách so sánh các khẩu phần sau: thức ăn cơ bản (A), thức ăn bổ sung tannin (Silvafeed) (B) và thức ăn bổ sung cả Silvafeed lẫn chế phẩm nấm men Sacc-haromyces cerevisiae (C). Kết quả thí nghiệm cho thấy, tuy không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng quầy thịt giữa các lô (P>0,05), nhưng lô bổ sung Silvafeed (B) có các chỉ số đạt được tốt hơn, đáng chú ý so với các lô còn lại. Heo ăn thức ăn bổ sung tannin (Silvafeed) (B) có trọng lượng xuất chuồng (156 ngày tuổi), tăng trọng ngày từ 80 ngày tuổi đến xuất chuồng cao hơn lô thức ăn cơ bản (A), và lô vừa có Silvafeed và nấm men (C) (Bảng 1). Tuy nhiên, lượng thức ăn ăn vào của lô B lại thấp hơn lô A và lô C (2,06 kg < 2,11 kg < 2,12 kg, tương ứng), do đó FCR của lô này tốt nhất (Bảng 1). Điều này cho thấy, heo hấp thu chuyển hóa thức ăn tốt hơn khi thức ăn có bổ sung Silvafeed. Về chất lượng thịt lô B cũng có tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ cao nhất so với lô A và lô C (Bảng 1). Qua thí nghiệm trên cho thấy, Silvafeed thay thế kháng sinh trong thức ăn heo thịt không những đảm bảo cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể nâng cao tăng trưởng, năng suất và chất lượng thịt của heo. (Thí nghiệm được thực hiện tại trại Thực nghiệm, khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2017).

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,849
  • Tổng lượt truy cập90,245,242
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây