Học tập đạo đức HCM

Chính sách nào cho rừng trồng quy mô nhỏ?

Thứ tư - 22/11/2017 05:57
Thực tế hiện nay cho thấy, việc phát triển rừng trồng, đặc biệt ở quy mô nhỏ vẫn còn nhiều bất cập.

Đó là giá trị SX chưa cao, chưa tạo được mối liên kết bền vững giữa người SX và ngành chế biến, nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến, các vấn đề về suy thoái môi trường do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa phù hợp.

14-35-47_imge001
Cán bộ dự án đi kiểm tra thực địa

Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã xác định ưu tiên trong SX lâm nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao giá trị trong kinh doanh rừng trồng, đáp ứng các yêu cầu của ngành chế biến gỗ và bảo vệ môi trường... Trong bối cảnh này, việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách cho phát triển rừng trồng theo hướng bền vững là một trong các yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.

Theo đó, dự án “Hoàn thiện chính sách rừng trồng để cân bằng nhu cầu giữa chủ rừng nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ và môi trường ở Lào và Việt Nam” được Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong 3 năm, từ 2016-2018 tại Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam, dự án được thực hiện tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Đến nay, dự án đã đạt được một số kết quả bước đầu thể hiện trong báo cáo phân tích “Khung chính sách: Rừng trồng ở Việt Nam”. Các khuyến nghị dự án đưa ra cho từng vấn đề cụ thể như sau.

Dự án đầu tư vào thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực SX và quản lý các diện tích rừng trồng hiện có, ví dụ như kiểm soát chất lượng cây giống, tư vấn, và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng quy mô nhỏ về sâu, bệnh hại.

Thực hiện đúng các quy định hiện hành để duy trì độ che phủ rừng và các diện tích rừng trồng và khuyến khích việc bảo vệ đất dưới tán rừng (ví dụ như thông qua việc chi trả dịch vụ hấp thụ các bon của rừng trồng, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, thực hiện việc đền bù môi trường và xử lý nghiêm hành vi phá rừng và chuyển đổi rừng).

Thực hiện và hỗ trợ các cơ chế chi phí thấp, dễ dàng thích ứng để đảm bảo tính bền vững và hợp pháp của gỗ SX trong nước và nhập khẩu, bao gồm thông qua các chứng chỉ rừng theo nhóm, tự nguyện. Thực hiện phân tích các loài cây trồng rừng thích hợp, sản lượng gỗ và diện tích phù hợp nhất để chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh dài.

Cải thiện việc cung cấp thông tin cho người trồng rừng về sản lượng gỗ mục tiêu, các thị trường và giá cả khác nhau, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và lợi ích của việc sử dụng nguồn giống tốt ở các khu vực.

Xây dựng các giải pháp, ví dụ như giảm hoặc miễn trừ thuế, lệ phí, bảo hiểm hoặc chi trả dịch vụ hấp thụ các-bon để khuyến khích người dân kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng.

Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ quản lý theo mô hình hợp tác xã, xây dựng mối quan hệ và chia sẻ giá trị theo chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc thông qua liên kết chứng chỉ rừng.

Dự án cũng thực hiện phân tích rủi ro và các công cụ quản lý rủi ro phù hợp cho các chu kỳ kinh doanh dài hơn như hình thức cho vay hoặc bảo hiểm. Xóa bỏ các rào cản về quy định đối với thị trường gỗ nhỏ và tận thu các sản phẩm phụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và nâng cao năng lực của các chủ rừng nhỏ tham gia vào các công ty, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Cung cấp điều kiện và hỗ trợ phù hợp để cải thiện mối liên kết giữa các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương và các hộ SX nhỏ về giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp.

Dự án tiến hành hỗ trợ tổ chức các gói tập huấn linh hoạt nhằm cải thiện năng lực cho cộng đồng trong trồng rừng, chứng chỉ rừng và tiếp thị gỗ rừng trồng. Nâng cao năng lực khuyến lâm cho chủ rừng nghèo để hỗ trợ có mục đích và kịp thời tại chỗ nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quản lý rừng trồng. Hiểu và cải thiện chức năng lưới an toàn của cây để giảm rủi ro tài chính hoặc khí hậu. Rà soát các chính sách hiện hành để đảm bảo rằng chúng đóng góp một cách hiệu quả vào các mục tiêu giảm nghèo.
Theo Nguyễn Huân/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm178
  • Hôm nay26,774
  • Tháng hiện tại153,336
  • Tổng lượt truy cập85,060,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây