Học tập đạo đức HCM

Đến năm 2020, mục tiêu có 500 hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 17/01/2018 22:14
Đến năm 2020, cả nước có 500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Xã viên Hợp tác xã chè Nhật Thức thu hái chè nguyên liệu. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mục tiêu của đơn vị này đến năm 2020, cả nước có 500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trong đó 60% số hợp tác xã này (300 HTX) phân bố tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên hay ven các đô thị lớn thành phố Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các tỉnh, thành phố khác có tối thiểu 3 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Bên cạnh đó, nâng giá trị sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ cao lên gấp 5 lần so với hiện nay và thu nhập/đơn vị diện tích hay đơn vị sản phẩm tăng từ 1,5 lần hiện nay lên 3,0 lần so với sản phẩm thông thường (không áp dụng công nghệ cao). Đồng thời, có từ 30 - 40% số lượng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là các mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học trong nông nghiệp (hiện nay hai loại này là 17%). Các mô hình ứng dụng được đầu tư đồng bộ và hiệu quả... 

Để đạt mục tiêu trên, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp như: đẩy mạnh thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ vốn sản xuất cho các hợp tác xã. 

Đồng thời, mở các lớp đào tạo nghề về công nghệ cao trong nông nghiệp, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho hợp tác xã, thành viên về bảo hộ giống cây trồng, bảo hộ sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu. Phấn đấu năm 2018 có khoảng 100 người và đến năm 2020 là 500 cán bộ và người lao động được gửi đi lao động học tập ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Israel... 

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về các nghiên cứu, chuyển giao, các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức cho các hợp tác xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả trong và ngoài nước... 

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có tổng số 193 hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao; trong đó có 155 hợp tác xã trồng trọt, lâm nghiệp (chiếm 85,49%), 18 hợp tác xã chăn nuôi (chiếm 9,33%), 20 hợp tác xã thủy sản (chiếm 5,18%). 

Các lĩnh vực sản xuất của hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao phổ biến là sản xuất rau, trái cây an toàn; giống cây trồng; hoa, nấm; chăn nuôi gà, lợn, bò sữa, và nuôi trồng thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp. 

Địa phương có nhiều hợp tác xã nhất là Lâm Đồng (36 hợp tác xã), Long An (14 hợp tác xã), Hà Nội (13 hợp tác xã), Long An và Tp. Hồ Chí Minh (mỗi tỉnh, thành 11 hợp tác xã)./.
Theo Thành Chung/bnews.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm181
  • Hôm nay60,287
  • Tháng hiện tại60,287
  • Tổng lượt truy cập84,967,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây