Học tập đạo đức HCM

Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh

Thứ sáu - 07/05/2021 03:08
Để nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh phát triển ngày càng cao, cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, thực hiện đổi mới sáng tạo, “khoa học công nghệ phải đi trước một bước” để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học công nghệ được xác định là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất, phân bố lại lực lượng lao động. Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện ở một số nội dung:
 Một là, với sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học và công nghệ cho thấy mối quan hệ gắn bó ngày càng mật thiết giữa khoa học và công nghệ với sản xuất. Trước đây, sản xuất chưa thực sự gắn kết với khoa học và chưa được hiện đại hóa thì ngày nay khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất; thời gian ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ với sản xuất đang ngày càng rõ nét và trở thành xu thế tất yếu.
7 1

Hai là, khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ đến công cụ lao động, đối tượng lao động đã tạo ra bước nhảy vọt của các yếu tố trong tư liệu sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã hình thành xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công nghệ cho năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên vật liệu, thải bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường… bằng những thiết bị, hệ thống công nghệ cao mang nhiều hàm lượng tri thức đồng thời cho năng suất chất lượng cao. Trong các yếu tố cấu thành và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất thì công cụ lao động giữ vị trí rất quan trọng, nó là cái quyết định năng suất lao động, biểu hiện khả năng chinh phục và làm chủ tự nhiên của con người .
Ba là, khoa học và công nghệ không chỉ tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển tư liệu sản xuất, mà còn có những tác động tới người lao động - yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Hoạt động của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào hai tiêu chí của người lao động là thể lực và trí lực, song con người cũng phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có, phụ thuộc vào việc họ sử dụng tư liệu sản xuất nào. Trước đây, người lao động chỉ có kỹ năng, kinh nghiệm, thói quen, thể lực,… thì ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, người lao động cần phải có tri thức, hiểu biết,… để tham gia vào quá trình sản xuất. Người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống sản xuất mà chủ yếu vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất.
 
5 1


 Những thành tựu của khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự xâm nhập, chuyển giao về khoa học, công nghệ đã tạo nên sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ ở khu vực nông thôn. Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân, hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao.
 Đề thực hiện mục tiêu “Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất sạch, công nghệ cao, hàng hóa lớn trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng vùng”[1] Hà Tĩnh đã tập trung  ban hành nhiều cơ chế, chính sách và ưu tiên đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh, một số sản phẩm (như cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản,...) phát triển nhanh cả về quy mô, năng suất, chất lượng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và giữ được ổn định tăng trưởng nông nghiệp, bình quân giai đoạn 2011-2020  ước đạt trên 3,63%/nămđời sống người nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Khoa học công nghệ được áp dụng rộng rãi hơn, đóng góp ngày càng cao trong giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp. Chuyển giao, ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản, chế biến, góp phần tăng năng suất, chất lượng, thay đổi tập quán canh tác và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong 5 năm qua (2015 - 2020), Nông nghiệp công nghệ cao bước đầu được áp dụng, phát huy hiệu quả, nhất là trong sản xuất rau củ quả, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản...
Trong lĩnh vực trồng trọt: Cơ cấu lại bộ giống lúa, sử dụng giống ngắn ngày, chất lượng cao, thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ mùa vụ, trà Xuân muộn chiếm trên 95%, giảm số lượng giống trên trà gieo cấy (từ trên 44 giống/vụ xuống còn dưới 28 giống/vụ)[2]Chuyển giao khoa học công nghệ về bảo tồn quỹ gen giống cây đặc sản, phổ cập kỹ thuật thâm canh, thụ phấn bổ sung, bao quả các vườn bưởi và sản xuất giống tạo sự đồng nhất về chất lượng cam, bưởi trên diện rộng, đã thúc đẩy phát triển nhanh diện tích cam đạt 7.954 ha, bưởi Phúc Trạch đạt 3.300ha.”, phát triển nhiều mô hình trồng bưởi, trồng gió trầm ở xã Phúc Trạch, Hương Trạch huyện Hương Khê.
Lĩnh vực chăn nuôi:  Áp dụng khoa học kỹ thuật trong phòng trừ bệnh dịch cho đàn gia súc gia cầm. Chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống lợn chất lượng cao, đã thúc đẩy phát triển nhanh chăn nuôi trang trại (với hơn 200 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn theo chuỗi liên kết, chiếm tỷ trọng 45% tổng đàn, năm 2015 mới đạt 35%), giúp chăn nuôi lợn Hà Tĩnh giữ vững ổn định và ngày càng phát triển; mô hình chăn nuôi gà ở xã Đức Lĩnh, Sơn Thọ huyện Vũ Quang,...
Lĩnh vực lâm nghiệp: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng rồng, chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn.
Lĩnh vực thủy sản: Áp dụng công nghệ tiên tiến về nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (đạt quy mô hơn 950 ha, tăng 31%). Quy trình nuôi xen ghép tôm thẻ chân trắng - cá đối mục trong ao đất tại Hà Tĩnh; Ứng dụng tiến bộ KH CN xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổ chức lại sản xuất trên biển, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo quản hải sản đánh bắt
Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, nhất là phát triển công nghệ cao; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp; các sản phẩm có lợi thế quy mô hàng hóa còn nhỏ.
 
1


Để nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh phát triển ngày càng cao, tỉnh cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, thực hiện đổi mới sáng tạo, “khoa học công nghệ phải đi trước một bước” để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt là trong công tác giống, quy trình sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghiệp bảo quản, chế biến tinh sâu, nhằm cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản của tỉnh trên thị trường.
Trong trồng trọt: đẩy mạnh việc lai tạo giống mới, mở rộng các công nghệ, mô hình sản xuất đưa nhanh tiến bộ về giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, nhất là các loại giống mới với công thức luân canh phù hợp với đặc điểm sinh thái, và phát triển sản xuất hàng hóa hiện đại. Tập trung vào các giống lúa, ngô, đậu lạc, rau các loại, cây ăn quả,… cho năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh cơ giới hóa ở các khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế. Tăng cường sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất như; nhà màng, nhà lưới, công nghệ thu hoạch, bảo quản, công nghệ làm sạch,…
Trong chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn. Sử dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình chăn nuôi. Sử dụng công nghệ giết mổ, chế biến, bảo quản thịt gia súc, gia cầm hiện đại làm gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cần cần phổ biến tới các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh… 
Khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngày càng nhiều các chuỗi giá trị nông sản trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp, kinh tế hộ được tổ chức trong hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác với doanh nghiệp nông nghiệp... để tiếp nhận các công nghệ mới, đồng bộ ở các khâu, quy trình của chuỗi, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tích cực ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại nhằm đổi mới quy trình từ quản lý đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ và trang bị các máy móc, hệ thống thiết bị đồng bộ, hiện đại để tạo ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng và giá thành thấp nằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường... Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào trong nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo động lực quan trọng để người lao động tích cực tìm tòi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Khi ý thức được vai trò của khoa học - công nghệ, người lao động nông thôn sẽ tìm cách thay đổi tập quán sản xuất, cách thức làm việc cho phù hợp.
Theo Trần Thị Quỳnh Nga/truongchinhtrihatinh.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,437
  • Tổng lượt truy cập90,258,830
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây