Học tập đạo đức HCM

Hoàn thiện chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế đồng thời gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Thứ ba - 13/07/2021 06:55
Sáng 29/6, Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 21 theo hình thức trực tuyến. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp. Tham dự Phiên họp còn có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Nguyễn Thế Mạnh; đại diện các Bộ, ngành hữu quan.

Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng 02 nội dung tại Phiên họp lần này của Ủy ban là những nội dung quan trọng. Đó là Chương trình giảm nghèo và về Chính sách bảo hiểm xã hội.

Về Chương trình giảm nghèo, kết quả thực hiện các chính sách, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chương trình giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch về thu nhập, đời sống người giàu - người nghèo còn lớn; một số cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn; sự chủ động thoát nghèo, phát huy nội lực của hộ nghèo còn hạn chế; nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, việc xây dựng chương trình này trong giai đoạn mới cần bảo đảm sự thống nhất với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều; đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người nghèo, vùng nghèo, nhất là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số; Hoàn thiện chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế đồng thời gắn với mục tiêu phát triển bền vững; người nghèo được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực giảm nghèo, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra là: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn các đại biểu dự họp tập trung phân tích, thảo luận thật kỹ lưỡng, đánh giá sâu sắc những mặt được, chưa được, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, có lý luận, số liệu thuyết phục từ đó có kiến nghị, đề xuất khả thi, sát với thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực.
"Các vấn đề được xem xét trong Phiên họp hôm nay và ý kiến thẩm tra của Ủy ban sẽ là căn cứ quan trọng để các đại biểu Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021- 2025", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

 

0000 hgkjk

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp


Phấn đấu nâng cao thu nhập và bảo đảm các chiều dịch vụ xã hội cơ bản
Trình bày báo cáo của Chính phủ về Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh cho biết, mục tiêu đặt ra là phấn đấu nâng cao thu nhập và bảo đảm các chiều dịch vụ xã hội cơ bản (về việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, thông tin) để tiến tới xoá bỏ nghèo đói cho mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều.
 
6 16249587400751833440149
Thứ trưởng Lê Văn Thanh trình bày báo cáo của Chính phủ về Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Đến năm 2025, giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ, giảm 1,5 triệu người nghèo/năm theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; riêng các huyện nghèo duy trì mức giảm 3,5 - 4%/năm; 50% số huyện nghèo, 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Cùng với mục tiêu giảm nghèo, đề xuất cũng đặt ra mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc làm bền vững và trợ giúp xã hội.
Theo đó, đề xuất đặt mục tiêu tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học đạt 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.
Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo đạt 50%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%. Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 60%.
Tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%, tỷ lệ thiếu việc làm dưới 1,89%, Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội: 45%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 35%;
Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%; tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi dưới 8%. Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thiếu việc làm dưới 1%.
Khoảng 3,5% dân số được hưởng hỗ trợ hàng tháng tại cộng đồng; 100% người gặp khó khăn được hưởng hỗ trợ xã hội đột xuất; 10% dân số sử dụng các dịch vụ trợ giúp xã hội. 90% người sử dụng, người nghiện ma túy được quản lý, tiếp cận các dịch vụ về dự phòng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương.
29 6 ubcvd 10

Dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình là 90.260 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 50.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 20.000 tỷ đồng); ngân sách địa phương là 21.760 tỷ đồng (vốn đầu tư: 10.350 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.410 tỷ đồng); huy động hợp pháp khác khoảng 18.500 tỷ đồng (vốn đầu tư: 11.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 7.500 tỷ đồng).
Chương trình gồm 4 dự án: Giảm nghèo; Phát triển hệ thống Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm bền vững; Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội; Giám sát, đánh giá Chương trình; và 11 tiểu dự án nằm trong 4 dự án lớn.
Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nêu rõ, để thực hiện hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ giảm nghèo được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm, triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, việc xây dựng đề xuất chương trình đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình tập trung giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế xã hội cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia, gồm: tiếp tục thực hiện các nội dung và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 chưa hoàn thành cụ thể, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững tại một số địa phương, tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, ốm đau, một số nơi tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40%, có nơi đến 60%, cơ sở hạ tầng và đời sống người dân còn khó khăn…
Thông tin tại phiên họp, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết một số kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn còn 2,75% năm 2020.
Trung bình giảm 1,43%/năm (chỉ tiêu: 1-1,5%/năm), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm (chỉ tiêu: 3-4%), có hơn 6 triệu người thoát nghèo, hơn 2 triệu người thoát cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cuối năm 2020 còn 23,42%, trung bình giảm 5,4%/năm (chỉ tiêu: 4%/năm).
"Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được cải thiện, hàng triệu hộ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả, nhiều địa bàn thoát nghèo, thoát khỏi tình trạng khó khăn, hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ về xóa đói giảm nghèo, được nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
Theo molisa.gov.vn (Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay14,556
  • Tháng hiện tại38,272
  • Tổng lượt truy cập83,094,267
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây