Học tập đạo đức HCM

Giảng viên bỏ nghề về quê trồng dưa lưới

Thứ bảy - 18/08/2018 23:27
Đang làm giảng viên kiêm “chuyên gia” chuyển giao công nghệ mô hình trồng dưa lưới, chị Chung bất ngờ rời bỏ sự ổn định, về quê làm nông.
Giảng viên bỏ nghề về quê trồng dưa lưới
Vườn dưa lưới của chị Chung tại quê nhà

Quyết định táo bạo

Trước khi đi đến quyết định táo bạo này, chị Phan Thị Kim Chung (SN 1982, ngụ xóm 4, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từng nhiều lần dang dở với con đường học vấn. Năm 2001, chị thi đỗ Đại học Y Thái Nguyên nhưng gia đình không có điều kiện nên đành gác lại giấc mơ để sang Đài Loan xuất khẩu lao động Sau 2 năm trở về, cô gái tiếp tục chọn thi vào trường y song không đỗ. Bước rẽ với nghề nông bắt đầu từ đây, khi chị chuyển sang học Trường Đại học Nông lâm TP HCM, ngành nông học.

Dù bỡ ngỡ với ngành học “ngoài dự tính”, chị vẫn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu. Ra trường, chị lại có một quyết định bất ngờ khác đó là sang Israel du học theo diện nghiên cứu sinh. Năm 2012 về nước, chị Chung được nhận vào làm giảng viên của Khoa Nông học, Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. 

Quá trình đứng trên giảng đường, cô gái 8X vừa là giảng viên, vừa làm nông dân, chị mượn 500m2 đất nhà trường trồng dưa lưới. Chỉ sau hai tháng, khu đất trống ngày nào đã đem về khoản thu hơn 30 triệu đồng. Dưa lưới ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng nên thành công bước đầu ấy khiến nhiều người biết đến. Do vậy, nhiều nhà vườn đã tìm tới nhờ chuyển giao công nghệ. Bởi vậy mà đầu năm 2017, khi biết chị Kim Chung nghỉ dạy học, nhiều người đã không khỏi bất ngờ.

Đứng dậy sau bão

Xã Xuân Viên, nơi chị sinh ra là vùng đất ven núi, người dân chủ yếu trồng hoa màu, buôn bán. Tuy nhiên, do làm nông nghiệp đơn thuần nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều mảnh đất còn bị bỏ hoang. Những lần về quê thấy mảnh vườn rộng 1.000m2 của bố mẹ trồng rau màu không có hiệu quả cao, chị Chung bày tỏ muốn dựng nhà xưởng trồng dưa lưới. 

Trước ánh mắt hồ nghi của người thân, chị Chung tích góp và vay mượn được 500 triệu đồng dồn hết vào việc dựng nhà lưới, mua dưa giống... Khi vườn dưa lưới chỉ còn 10 ngày nữa thu hoạch thì cơn bão số 2 năm 2017 đổ bộ khiến nhà xưởng sập hoàn toàn, quả hư, cây giống hỏng. “Hôm đó nhìn nhà xưởng lung lay rồi sập dần trước mắt, tôi đau lòng, tiếc nuối vô cùng. Cảm giác thành quả đến tay rồi mà bị hất đổ, hụt hẫng lắm”.

Nhưng không vì thế mà người phụ nữ nhỏ bé ấy đầu hàng. Chị vào lại TP HCM làm thêm, vay bạn bè, thầy cô thời trung học phổ thông để đầu tư gỡ gạc. Cuối năm 2017, cô gái 8X trở về khôi phục lại cơ sở từ những cái nhỏ nhất. 

Chị bắt tay vào xây dựng lại 3 nhà màng khép kín được thiết kế chắc chắn để phòng chống mưa bão cùng với hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel. Trong đó, một nhà màng chị ươm thử nghiệm 600 cây dưa với nhiều loại giống của Nhật Bản; còn 2 nhà màng chị trồng hơn 1.600 giống dưa lưới của các nước Hà Lan, Israel.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên hàng trăm gốc dưa lưới phát triển nhanh, quả to, đều, ngọt. Tháng 6/2018, sau bao vất vả, chị đã thu được thành quả đầu tiên. Lứa dưa lưới đầu tiên bán ra thị trường đã thu về khoảng nửa tỷ đồng, gần đủ để bù vào vụ mất mát trước.

Theo chị Chung, việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại). Dưa lưới được chăm bón đúng kỹ thuật sẽ cho trọng lượng từ 1,5 đến 2kg/quả. Quả dưa giòn, ngọt, có vị thanh, độ đường 14%, giá bán tại vườn là 60.000 đồng một kg, nếu mua số lượng lớn là 45.000 đồng. Vòng đời của cây từ lúc ươm hạt cho đến khi thu hoạch khoảng hơn 2 tháng.Với điều kiện khí hậu tại các tỉnh miền Trung, mỗi năm người dân có thể trồng được 3 vụ dưa lưới.

Chị chia sẻ: “Tôi quan niệm ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó. Khi bão đổ bộ, nhìn hệ thống nhà xưởng đổ ngổn ngang, không khỏi thấy chán nản. Nhưng chính sự thất bại đó đã thách thức tôi tiếp tục làm việc, phát triển kinh tế, cũng là tìm hướng đi mới cho người dân nghèo nơi đây”.

Ông Ngụy Khắc Phúc – Chủ tịch UBND xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân cho hay, mô hình trồng dưa lưới đã mang đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đây là hướng đi mới, chính quyền xã luôn sẵn sàng hỗ trợ mở rộng mô hình.

Theo baophapluat.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay34,181
  • Tháng hiện tại212,748
  • Tổng lượt truy cập90,276,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây