Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nhà có đông anh em, cha mẹ mất sớm nên ngay từ nhỏ ông Bình đã có ước mơ sau này sẽ trở thành kỹ sư nông nghiệp để giúp dân thoát nghèo, nhưng ước mơ đó không thực hiện được bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt. Tháng 06/1970, anh Bình tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Do sức khỏe không đảm bảo phục vụ tại ngũ, tháng 10/1978 anh Bình được Quân đội cho phục viên về địa phương sinh sống .
Sau 08 năm công tác trong Quân đội, 38 năm công tác tại địa phương, từ cương vị cán bộ chi đoàn thanh niên, Kế toán HTXNN, Thôn trưởng, Bí thư đoàn xã, Chủ tịch UBND xã, đến cương vị Bí thư Đảng bộ xã, ông Trần Trọng Bình đã được Đảng nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ .
Trở về với đời thường, ông ngày đêm nghiên cứu tài liệu hướng dẫn KHKT nhất là kỹ thuật trồng cây, chăn nuôi, đặc biệt ông giành nhiều thời gian đi tìm hiểu các mô hình nuôi bò đàn, lợn đàn, thỏ đàn ở các xã trong và ngoài tỉnh để đúc rút kinh nghiệm, sau đó Ông đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình trồng cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay gia đình ông đã có 29,5ha rừng trồng các loại cây lấy gỗ như: Sến, lát hoa, dỗi…đặc biệt Ông trồng một vườn cây ăn quả có giá trị gồm: 500 gốc cam bù, 300 gốc cam đường, 200 gốc chanh trái, các loại cây được gia đình chăm sóc xanh tốt, cây nào cũng sai trĩu quả. Đi đôi với việc trồng rừng, trồng cây ăn quả, ông còn tổ chức phát triển đàn gia súc, gia cầm đa thể loại: Nuôi 150 con thỏ sinh sản, 300 con gà và đặc biệt có đàn lợn rừng 45 con, trong đó có 05 con lợn nái sinh sản. Bên cạnh đó ông là tấm gương tiên phong của xã trong việc trồng rau rạch cung cấp cho nhân dân địa phương .
Đàn lợn rừng trang trại ông Trần Trọng Bình
Ông cho biết, nuôi lợn rừng một con lợn nái, mỗi năm cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng. Nuôi lợn rừng không khó, chỉ cần quan tâm đầu tư cho việc làm chuồng, ổ đẻ phải đảm bảo vừa chắc chắn, vừa thoáng mát, tạo ổ đẻ giống thiên nhiên là được. Trong chăn nuôi hiện nay khó nhất là việc phòng và điều trị bệnh cho thỏ. Thỏ lớn nhanh, tạp ăn, đẻ khỏe nhanh chống tăng đàn nhưng lại rất dễ bị bệnh- Bệnh của thỏ chủ yếu là: Chướng bụng; Ghẻ (ngoài da); Đi ngoài, rất khó chữa. Thỏ lại là loài động vật rất nhạy cảm thời tiết, rét quá cũng dễ chết mà nóng quá cũng dễ chết. Ông cho rằng: Nếu nuôi thỏ dễ nuôi như lợn hoặc gà thì nuôi thỏ chẳng mất chóc giàu lên nhanh chống .
Với những kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh nên hàng năm gia đình ông Trần Trọng Bình luôn được cấp trên biểu dương khen thưởng (02 lần đi dự hội nghị báo công tại Tỉnh).
Ông Trần Trọng Bình là tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để mọi người học tập noi theo.
Theo Lê Hoài Nhơn/Hương Sơn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã