Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: Trang trại heo rừng tiền tỷ của anh “nông dân 9X”

Thứ tư - 23/03/2016 20:49
Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi từ nghề làm phụ hồ, sau 6 năm phát triển chàng sinh viên nghèo Đoàn Phan Dinh đã sở hữu một trang trại heo rừng trong mơ, với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ đồng.
Sinh năm 1991, ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, từng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư Thú y của trường Đại học Cần Thơ, bén duyên với nghề nuôi heo rừng thông qua sách báo và đây cũng là một trong những ước mơ lớn của chàng sinh viên nghèo.

Sau khi tìm hiểu  đặc tính phát triển của giống heo rừng anh Dinh nhận thấy, đây là loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi lại được thị trường ưu chuộng bởi thịt heo rừng khá chắc và thơm ngon. Tuy nhiên, mọi kế hoạch chỉ dừng lại là ý tưởng khi lúc này không có tiền, gia đình lại kịch liệt phản đối vì cho rằng ý tưởng của anh chỉ là viển vông.

Không bỏ cuộc, khoảng năm thứ 2011 vừa học chuyên ngành ở trường đại học, vừa tranh thủ thời gian làm thêm nghề phụ hồ ở các công trình xây dựng để dành dụm tiền. Năm thứ 2 đại học Phan Dinh mua được 2 con heo rừng và bắt đầu khởi nghiệp với loài vật nuôi hoàn toàn xa lạ ở đất đồng bằng này. Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi và tự rút kinh nghiệm sau 6 năm tổng đàn heo trong chuồng đã tăng gấp 250 lần so với tổng đàn ngày đầu khởi nghiệp.

Thoạt nhìn trang trại heo rừng của anh “nông dân 9X” này trông có vẻ rất bình thường, chỉ là khoảnh vườn nhãn tiêu da bò gần 2000 m được cải tạo lại với những ô chuồng và khoảng sân thoáng đãng để đàn heo chạy nhảy, những hố bùn nhão để heo tắm... Tuy nhiên, theo anh Dinh, trang trại heo rừng của anh ứng dụng hầu hết các kỹ thuật chăn nuôi heo tiên tiến nhất hiện nay.

Trang trại với quy mô tổng đàn khoảng trên 500 con, tuy nhiên vẫn không cảm thấy có mùi khó chịu từ các chất thải của đàn heo. Để tạo môi trường thông thoáng gần giống với môi trường ngoài tự nhiên của heo rừng, khu vực chuồng được thiết kế khá bài bản và khoa học. Đệm lót sinh học là giải pháp ưu tiên được chủ trang trại chọn lựa; với tập tính ưa di chuyển, thích bới, ủi, đệm lót sinh học là giải pháp hữu hiệu giúp người nuôi kiểm soát tốt chất thải, từ đó các mầm bệnh cũng được cách ly hiệu quả.

Thức ăn cho đàn heo ở đây cũng rất đặc biệt, không phải là những viên thức ăn công nghiệp thường thấy, mà thức ăn ưa thích của đàn heo rừng là những loại nông sản, rất bình thường có khắp nơi ở đất miền Tây như: Chuối cây, khoai lang, lục bình, bã đậu nành, bã hèm, cám gạo… Những thành phần đơn giản này được phối trộn một cách bài bản thành khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi của đàn heo rừng. Nhờ tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm có tại địa phương nên giá thành sản xuất heo rừng ở đây cũng khá cạnh tranh.

Hiện tại, mặc dù heo rừng của anh Dinh được nuôi ở đồng bằng, tuy nhiên do được kiểm soát tốt từ khâu giống đến qui trình sản xuất nên chất lượng heo rừng của trang trại này được khách hàng ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh ở khu Đồng bằng sông Cửu Long ưu chuộng. Trung bình mỗi con heo rừng giống có giá khoảng 1 triệu đồng, giá heo thịt được xuất bán tại trang trại có giá từ 100 – 120 ngàn đồng/kg, tương đương với giá gà vườn bán tại địa phương. Theo tính toán của ông chủ 9X, trung bình mỗi năm trang trại có thể cung cấp cho thị trường khoảng 1000 con heo rừng các loại.

Anh Dinh tâm sự: “Khi Việt Nam tham gia TPP ngành chăn nuôi của chúng ta sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn từ những mặt hàng chăn nuôi giá rẻ của các cường quốc lớn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng với sản phẩm đặc thù như heo rừng và có bước chuẩn bị tốt về sản xuất theo hướng an toàn sinh học thì sản phẩm thịt heo rừng vẫn có phân khúc thị trường ổn định”.

Chia sẻ về hướng phát triển trong thời gian tới anh Dinh cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của trang trại, ngoài đối tượng heo rừng anh Dinh cũng mong muốn phát triển thêm các giống gà và vịt ở địa phương theo hướng an toàn sinh học. Ngoài ra, anh Dinh cũng đang thực hiện mô hình liên kết với nông dân để sản xuất heo rừng. Theo đó, trang trại của anh sẽ cung cấp heo giống, hỗ trợ kỹ thuật thú y và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Theo tính toán, sau khoảng 4 – 6 tháng, các hộ chăn nuôi có thể lãi khoảng 1 triệu đồng/ con. Ý tưởng cùng nhau làm giàu và phát triển trên mảnh đất quê hương cũng là mơ ước mà “anh nông dân trẻ” này ấp ủ.
 
Mỹ Lý
Nguồn: hoinongdan.org
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,117,763
  • Tổng lượt truy cập92,291,492
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây