Học tập đạo đức HCM

Những nhà kính có thu nhập hàng tỉ đồng/năm của nông dân

Thứ ba - 24/10/2017 09:31
Lâm Đồng là một trong những địa phương tiên phong trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) và hiện tại là tỉnh dẫn đầu về mức độ ứng dụng CNC trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.

Trồng dâu tây trên xơ dừa lãi 2,5 tỷ đồng/năm

Kết thúc tháng 7.2017, vườn dâu tây của anh Nguyễn Thanh Trúc (sinh năm 1975, ngụ tại Phường 11, Đà Lạt) thu hoạch hơn 1 tấn/5.000 m². Vườn dâu tây này tọa lạc ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, Đà Lạt. Mới 9 giờ sáng, vườn dâu đã thu hoạch và đóng gói hơn 30kg trái, chuyển đi tiêu thụ theo đơn hàng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Anh Trúc cho biết: “Đây là vườn dâu tây thứ 3 của hộ gia đình chúng tôi, mỗi vườn có diện tích 2.000 m², cũng đang vào thời kỳ kinh doanh, tổng sản lượng trung bình 12 tấn/năm. Cả 3 vườn dâu tây đều sản xuất trong nhà kính công nghệ cao và đều đạt tiêu chuẩn VietGAP…”.

Dâu tây New Zealand trồng trên giá thể thuần xơ dừa của chủ nhân Nguyễn Thanh Trúc ở Đà Lạt thu lãi 2,5 tỷ đồng/9.000 m²/năm. Ảnh: V.Việt/Báo Lâm Đồng
Dâu tây New Zealand trồng trên giá thể thuần xơ dừa của chủ nhân Nguyễn Thanh Trúc ở Đà Lạt thu lãi 2,5 tỷ đồng/9.000 m²/năm. Ảnh: V.Việt/Báo Lâm Đồng

Trong một năm vừa qua, 3 vườn dâu tây diện tích 9.000 m² của anh Nguyễn Thanh Trúc đạt tổng sản lượng 25 tấn. Với giá bán cố định 200.000 đồng/kg, chủ vườn Nguyễn Thanh Trúc đạt doanh thu 5 tỷ đồng. Trừ 50% tất cả mọi chi phí, còn lại thực lãi 2,5 tỷ đồng. 

Dâu tây của anh Trúc thu hái và đóng gói chuyển đến khách mua ngay trong ngày bằng phương tiện đường bộ và đường hàng không. Nhờ lợi thế chất lượng đặc trưng, dâu tây New Zealand của Nguyễn Thanh Trúc đến thời điểm cuối tháng 7/2017 vẫn không cung cấp đầy đủ theo nhu cầu sản lượng đặt hàng.              

Được biết, nông dân Nguyễn Thanh Trúc đã bỏ ra gần 2 tỷ đổng để đầu tư vào vườn dâu tây New Zealand này từ tháng 2/2017. Toàn bộ diện tích 5.000 m² được thiết kế hoàn chỉnh, đưa vào canh tác dâu tây gồm: nhà kính khung sắt, trong đó khép kín hệ thống tưới nước, bón phân nhỏ giọt; nguồn nước sạch được bơm lên từ 3 chiếc giếng ngầm; hệ thống máng chứa giá thể thuần xơ dừa treo lên cách mặt đất 1,3-1,5 m, trên đó trồng dâu tây với mật độ 8.000 cây/1.000 m²; những chiếc quạt gió và máy đo nhiệt độ trong nhà kính…

Tương tự, 2 khu vườn dâu tây với tổng diện tích 4.000 m² ở Phường 10 và Phường 11, Đà Lạt cũng đã được chủ nhân Nguyễn Thanh Trúc mạnh dạn đầu tư khép kín quy trình sản xuất với nguồn vốn cũng gần cả tỷ đồng. 

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2017, Nguyễn Thanh Trúc sẽ bổ sung yêu cầu kỹ thuật trên 9.000 m² vườn dâu tây Đà Lạt của mình. Giải pháp cụ thể là điều chỉnh liều lượng nước tưới, phân bón phù hợp với từng thời điểm, từng thời gian vận hành, nhằm chăm sóc tốt nhất trong mọi giai đoạn sinh trưởng, đơm hoa kết trái của cây dâu tây.

Bởi theo Trúc, khi cây dâu tây nuôi sống bằng chất lượng dinh dưỡng tối ưu nhất thì sẽ nâng cao khả năng đề kháng các loại bệnh hại phát sinh, đồng thời tăng lên sản lượng thu hoạch vượt trội hàng năm. 

Trồng ớt chuông ứng dụng công nghệ cao

Từ vườn cà phê lâu năm già cỗi, giá trị kinh tế không cao, anh Trường Xuân Kỳ (SN 1974, ngụ tại Tổ dân phố Từ Liêm 4, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đầu tư trồng ớt chuông mang lại thu nhập cao.

Tháng 8.1992, anh Trường Xuân Kỳ cùng gia đình từ tỉnh Hà Nam vào lập nghiệp trên mảnh đất Nam Ban với 8.000 m2 đất nông nghiệp. Ban đầu, gia đình anh trồng một số loại cây như cà phê, lúa nước, xen canh thêm dâu tằm và một số loại rau, hoa... Năm 1998, anh quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển 4.500 m2 trồng cà phê sang trồng rau, hoa và đặc biệt chú trọng trồng ớt chuông ứng dụng công nghệ cao.

Bắt tay vào trồng ớt chuông, gia đình anh Trường Xuân Kỳ phải bỏ ra số tiền khá lớn để đầu tư làm nhà kính, thiết kế mạng lưới tưới tiêu nhỏ giọt theo công nghệ nước ngoài. “So với cây trồng lâu năm thì tỉ lệ rủi ro thấp, còn riêng cây ngắn ngày tiêu biểu là cây ớt chuông thì tỉ lệ rủi ro cao, vì nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sẽ xuất hiện bệnh, năng suất sẽ giảm”, anh Kỳ cho hay.

Năm 2012, vườn ớt chuông của anh Kỳ cho thu nhập lứa đầu tiên. Anh Kỳ còn tạo ra cây giống ớt chuông để trồng trên giá thể khu vườn của gia đình mình. Tiếng lành đồn xa, nhiều người địa phương và các xã lân cận đến học hỏi kinh nghiệm từ anh và họ cũng đặt mua giống ớt chuông của gia đình. Ngoài ra, vườn ớt chuông còn tạo công ăn việc làm cho một số người trong vùng.

Vườn ớt chuông của gia đình anh Trường Xuân Kỳ. Ảnh: Văn Báu/Báo Lâm Đồng
Vườn ớt chuông của gia đình anh Trường Xuân Kỳ. Ảnh: Văn Báu/Báo Lâm Đồng

Hiện tại, trong vườn nhà anh Nguyễn Xuân Kỳ có 3 loại ớt chuông là: ớt xanh, ớt Mỹ và ớt Hà Lan. Cầm quả ớt chuông trên tay anh Kỳ nói, yếu tố để quyết định thắng lợi đó là đầu ra và giá cả thị trường, nhưng vấn đề đó đã được giải quyết, nhiều nơi đặt hàng mà anh Kỳ không kịp thu hoạch để bán. Hộ anh Kỳ trồng ớt chuông mỗi năm 1 vụ, sau 3 tháng phát triển từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng được 7 tháng.

Hiện tại, thương lái thu mua ớt tại gia đình anh Kỳ là trên dưới 20.000 đồng/kg, có những thời điểm giá ớt chuông lên tới 30.000 đồng, đợt cao điểm là 40.000 đồng, theo dự đoán của anh Kỳ thì vụ này gia đình anh phải thu từ 70-80 tấn ớt chuông và bán giá trung bình khoảng 15.000 đồng/kg thì gia đình anh thu về hơn một tỉ đồng.

Ông Nguyễn Phúc Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà cho biết: “Anh Trường Xuân Kỳ là người đi đầu của thị trấn đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, là nơi để bà con muốn trồng loại cây này tới tham quan, học hỏi cũng như chia sẻ giống, kinh nghiệm.

Địa phương cũng đang có những định hướng nhân rộng và phát triển nhằm đảm bảo chất lượng. Nhờ trồng ớt chuông công nghệ cao, không những giúp gia đình anh Kỳ có thu nhập ổn định mà còn giúp cho người dân địa phương của thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà vươn lên, làm giàu.

Thùy Dung/nongthonviet.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập511
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại226,613
  • Tổng lượt truy cập90,290,006
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây