Học tập đạo đức HCM

Nâng cao thu thu nhập từ trồng mai

Thứ hai - 18/01/2021 09:23
Mảnh đất Kỳ Nam (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vốn dĩ là nơi khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, thế nhưng lại được thiên nhiên ban tặng loài hoa mai vàng 5 cánh với màu sắc rực rỡ, được nhiều người ưa chuộng – là biểu tượng của tết cổ truyển dân tộc. Với niềm đam mê, sự cần cù, kiên trì, nhiều nông dân nơi đây đã tạo ra được những vườn mai đẹp để đưa ra thị trường dịp tết, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Viết Xuân ở thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam là một trong những người trồng mai nổi tiếng trong vùng với hơn 20 năm làm nghề. Trong những ngày cuối năm này, anh Xuân đang gác lại mọi công việc, tập trung chăm sóc vườn mai của gia đình mình để cho hoa nở đúng dịp tết.

Anh Xuân cho biết, trước đây trên mảnh đất gia đình anh đang sinh sống cây hoa mai mọc rất nhiều. Sau khi di chuyển đến ở, anh đã chặt bỏ đi để trồng rau, duy chỉ trừ lại một gốc để trang trí tại vườn. Nhưng việc trồng rau đã mang lại thu nhập không đáng bao nhiêu, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Suy nghĩ mãi về hướng phát triển kinh tế, rồi anh nhận thấy cây mai vàng càng ngày càng được nhiều người yêu chuộng, cây giống sẵn có ở bản địa và mỗi dịp tết đến người dân lại lên các núi chặt mai về để trưng ở nhà mà không mấy ai trồng được để bán. Nghĩ vậy, anh đã mạnh dạn cải tạo lại vườn, đầu tư phát triển mô hình trồng hoa mai. Ban đầu, để gây giống mai, anh vừa đi đào mai trên những dãy núi về trồng, một phần từ cây mai cổ thụ để lại trước đây, anh đã lấy hạt để ươm.Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm nên vườn mai gia đình anh phát triển rất tốt và số gốc mai được tăng lên hàng năm. Hiện vườn mai nhà anh hiện có hơn 500 gốc. Như năm trước, gia đình anh đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng từ vườn mai này.

“So với năm ngoái, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên cây mai sinh trưởng, phát triển rất tốt. Hiện nhà tôi có khoảng hơn 200 gốc mai trưởng thành có thể xuất bán với giá dao động mỗi gốc từ 1,5 - 10 triệu. Còn lại khoảng 300 gốc tầm một vài năm nữa mới bán được. Với cách trồng gối vụ nên năm nào gia đình tôi cũng có trên vài trăm gốc để bán vào dịp tết. Hiện một số cây đã có người xem và đặt cọc trước, các cây trong vườn đều cho búp sây đẹp, nếu thời tiết ổn định, từ nay tới tết, mai sẽ cho hoa đẹp, nở đúng dịp. Năm nay, dự kiến vườn mai nhà tôi sẽ cho thu nhập hơn 150 triệu đồng.” Anh Xuân cho biết thêm.

cc095697 ae47 72df 5c74 db1039ea1694

Anh Nguyễn Viết Xuân đang níu các cành để xuất bán gốc mai này cho khách để tránh bị đỗ gãy khi vận chuyển

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phong trào trồng mai thực sự phát triển rầm rộ khoảng 5 năm trở lại đây và Kỳ Nam được xem là là 1 trong những địa phương phát triển mạnh nghề trồng hoa mai trong tỉnh. Nhờ được tập huấn, hướng dẫn khoa học kỷ thuật cũng như trồng, chăm sóc cho hoa mai nở đúng dịp tết, nhiều hộ dân đã mạnh dạn phát triển nghề trồng mai.

Ông Bùi Văn Khiêm ở thôn Tân Thành là một trong những hộ trồng mai mới 5 năm trở lại đây. Nhận thấy, hiệu quả kinh tế từ cây mai mang lại gấp cả chục lần so với trồng các loại hoa màu khác nên ông đã mạnh dạn quy hoạch lại khu vườn gia đình, đổ thêm đất để trồng mai. Hiện nay, gia đình ông có hơn 400 gốc, trong đó có hơn 50 gốc cho xuất bán dịp tết này, số còn lại cũng mới chỉ 3 – 4 năm và đang phát triển khá tốt. Những ngày này, vừa tập trung “tân trang” số gốc mai nở hoa đúng dịp tết năm nay ông Khiêm vừa tỉa cành, tạo thế cho vườn mai sắp đến tuổi “trưởng thành” với hy vọng những năm tiếp sẽ mang về nguồn thu nhập khá hơn.

Với kinh nghiệm những người trồng mai lâu năm nơi đây, thì quan trọng nhất là làm sao để mai nở được đúng vào dịp tết nhất là trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Ông Nguyễn Kim Nam (thôn Tân Tiến, xã Kỳ Nam), cũng là một người có thâm niên hơn 20 năm trồng mai. Hiện vườn mai của gia đình ông có 200 gốc. So với một số vườn mai trong xã thì vườn mai của ông Nam không rộng lớn nhưng được đánh giá là có chất lượng cao với nhiều cây mai lớn, thế đẹp, có cây với độ tuổi lên tới 70 năm. Ông Nam đã chia sẽ về một số bí quyết trong trồng mai. Theo đó, trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp tết, có thể áp dụng một số biện pháp để thúc hoa trổ sớm như phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu, tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm; ngắt đọt non thúc ra hoa sớm; dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7-8 giờ tối hằng đêm. Nếu trời quá lạnh thì tưới nước ấm vào gốc, ngược lại, nếu trời có nắng nhiều thì đặt nước đá lên mặt đất gần gốc…

Cũng theo những người dân trồng mai nơi đây, để phát triển nghề trồng mai thì phải đam mê, chịu khó học hỏi, biết chăm chút. Từ khâu chọn đất, chọn phân, cách chăm sóc hằng ngày đều quan trọng. Cây mai rất dễ bị nhiễm bệnh: Sâu, rầy, cháy lá… nên người trồng mai phải thường xuyên theo dõi, chăm chút kỹ lưỡng từng gốc mai để xử lý phân bón, thuốc trừ sâu kịp thời và điều lo lắng chung với người trồng mai đó là thời tiết. Điều quan trọng là người chủ vườn đúc kết kinh nghiệm, biết cách dựa vào tình hình thời tiết và nhìn sự phát triển của mỗi cây mai để chọn thời điểm bứt lá một cách phù hợp. Công đoạn này nếu được thực hiện chính xác, cộng với thời tiết không có diễn biến bất thường sẽ giúp hoa nở đúng dịp tết, quyết định mùa trồng mai thắng lợi.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam Bùi Văn Chuổng cho biết, đến nay, tổng diện tích mai xã Kỳ Nam đạt gần 2 ha với hàng chục hộ tham gia. Trong đó có 22 hộ trồng với số lượng từ 200-800 gốc. Dự tính số lượng mai Kỳ Nam cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán năm nay tăng gấp đôi so với năm 2019 với khoảng 2.000 gốc.

"Trước những lợi thế của địa phương, chính quyền xã Kỳ Nam đang thực hiện chính sách hỗ trợ các nhà vườn phát triển cây mai nhằm động viên, khuyến khích mọi người bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp cây mai và phấn đấu đưa cây mai trở thành hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho nhiều hộ dân trong dịp tết Nguyên đán hàng năm.” - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết thêm.

 

Theo Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại787,570
  • Tổng lượt truy cập91,961,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây