Học tập đạo đức HCM

“Né” dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh tăng nuôi gà đón tết

Thứ tư - 25/11/2020 00:06
Đầu tư chăn nuôi gà cung cấp cho thị trường tết Nguyên đán 2021 là lựa chọn của nhiều nông dân Hà Tĩnh trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đã từng thiệt hại nặng nề do DTLCP nên hiện tại, khi dịch bệnh đang hoành hành, gia đình ông Trần Thế Đính (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, Can Lộc) đã chuyển mạnh sang chăn nuôi gà thương phẩm.

135d2160702t9060l1 140d2081655t41880l0

Mất trắng hơn 150 triệu đồng do DTLCP, ông Trần Thế Đính đầu tư chăn nuôi gà thương phẩm.

Ông Đính cho hay: “Để phục vụ thị trường tết Nguyên đán, thời điểm này những năm trước, chúng tôi nuôi cả trăm con lợn. Nhưng từ năm ngoái lại nay, bị mất trắng hơn 150 triệu đồng do DTLCP nên gia đình giảm đàn lợn và quyết định đầu tư mạnh cho gà để đảm bảo an toàn.

Lứa cũ vừa xuất bán là chúng tôi thả ngay lứa mới nên trong chuồng luôn có gà gối nhau đủ để cung cấp cho thị trường. Hiện nay, nhà tôi có trên 1.000 con gà ri 3 các loại”.

135d2160715t4168l0 140d2081736t87089l0

Để có nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tết Nguyên đán, ông Đính thả nuôi nhiều lứa gà gối nhau.

Ông Nguyễn Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Địa phương đang dẫn đầu toàn huyện với tổng đàn gà (khoảng gần 40.000 con). Hầu hết các hộ dân đều nuôi gà, trong đó khoảng 300 hộ nuôi quy mô từ 100 con/lứa trở lên. Tín hiệu đáng mừng là hiện nay, người chăn nuôi đã chủ động phát triển quy mô lớn.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Huy Phố (thôn Thanh Mỹ) - một hộ nuôi gà lâu năm đang thuê máy làm đất, chuẩn bị xây dựng chuồng trại quy mô 15.000 – 17.000 con/lứa theo công nghệ cao”.

135d2160732t5899l0 140d2081722t36421l0

Anh Nguyễn Huy Phố (bên phải) thuê máy làm đất, xây dựng chuồng trại quy mô 15.000 - 17.000 con/lứa.

Ngoài khu vực miền núi thì chăn nuôi gà cũng là sự lựa chọn của nông dân ven biển Hà Tĩnh, nhất là trong giai đoạn DTLCP diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ngoài đàn gà đang nuôi, gia đình bà Trương Thị Nhi (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà) vừa thả trên 300 con gà cỏ mía Hà Nội để kịp xuất bán vào đúng dịp tết.

Bà Nhi chia sẻ: “Trong khi giá lợn giống còn cao, DTLCP chưa được khống chế thì việc đầu tư chăn nuôi gà sẽ an toàn hơn rất nhiều. Gà bán vào dịp tết cũng được giá hơn”.

135d2160742t1453l7 140d2081813t89932l0

Chăn nuôi gà trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình bà Trương Thị Nhi

Ông Nguyễn Văn Bằng – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn (Thạch Hà) cho biết: “Chăn nuôi gà trên cát là một thế mạnh và địa phương đã có những chính sách hỗ trợ người dân trong thời gian qua. Hiện nay, tổng đàn gà toàn xã không ngừng tăng lên để phục vụ nhu cầu dịp tết. Gà Thạch Văn thơm ngon, chất lượng nên được thị trường ưa chuộng".

Theo ghi nhận, ngoài Can Lộc, Thạch Hà thì Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nghi Xuân, Kỳ Anh... là những địa phương có số lượng gà lớn.

135d2160751t5994l0 140d2081835t31563l0

Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... là những địa phương có lượng gà lớn

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh thông tin: “Tránh DTLCP nên hiện nay, nhiều nông dân chuyển mạnh sang nuôi gà. Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh hiện đạt trên 9 triệu con, trong đó gà là gần 8 triệu con. Tổng đàn khá lớn cho thấy, việc tổ chức sản xuất, chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi khá tốt”.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, hiện nay áp lực dịch bệnh trên đàn gà sau mưa lũ còn rất lớn. Trên thực tế, dịch cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đã xảy ra ở một số tỉnh, thành phố. Vì vậy, để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh thiệt hại, người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; tiêm phòng vắc - xin đầy đủ...

135d2160802t3395l0 140d2081912t79986l0

Người chăn nuôi gà cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch

Đặc biệt, người chăn nuôi gà, nhất là những cơ sở quy mô lớn cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp các điều kiện về kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, điều kiện về kinh tế... để đảm bảo không bị động, tránh thiệt hại trong những tình huống dịch bệnh hay khó khăn về thị trường, giá bán...

Theo Thu Phương - Phan Trâm/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại779,907
  • Tổng lượt truy cập91,953,636
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây