Học tập đạo đức HCM

Nuôi trâu thành tỉ phú

Thứ năm - 09/03/2017 09:30
Trong lúc mọi người đổ xô nuôi bò, nuôi cá... để làm giàu thì ông Nguyễn Hồng Ngự ở Hậu Giang lại nuôi... trâu. Nhưng chính nhờ vậy mà “sản phẩm” của ông không đụng hàng, dễ bán.
Hôm chúng tôi đến thăm, căn nhà ông Ngự (44 tuổi, ngụ ấp 6, xã Lương Nghĩa, H.Long Mỹ) rộn rã tiếng cười. Ông vừa mua con bò về làm thịt để bán cho bà con trong xóm. Ông nói: “Lâu lâu làm một con chia lại cho bà con, mình vừa có tiền, bà con được ăn thịt giá rẻ, hàng xóm thêm gắn kết tình nghĩa. Anh em xúm lại mần phụ, xong thì cùng ngồi lai rai tâm sự và bàn chuyện làm ăn”. Trong số những người đến phụ làm thịt bò hôm đó, có người vừa thất bại trong nuôi cá, nuôi heo tìm đến ông Ngự để học kinh nghiệm. Anh Lê Văn Út (ngụ xã Lương Nghĩa) bộc bạch: “Tôi nuôi heo nhiều năm lời không bao nhiêu, lúc xuống giá còn lỗ. Thấy anh Ngự làm ăn hiệu quả nên đến nhờ tư vấn, giúp đỡ”. 
 
 
Nuôi trâu thành tỉ phú - ảnh 1
Ông Ngự chọn nuôi trâu là một ngã rẽ độc đáo. Rồi cách ông gửi trâu, cho thuê trâu... vừa giúp người khác có công ăn việc làm cho thấy ông rất sáng tạo trong làm ăn
Nuôi trâu thành tỉ phú - ảnh 2
 
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Nghĩa, H.Long Mỹ
 
Thành công nhờ khác biệt
Câu chuyện về làm ăn bỗng rẽ ngang hướng khác khi có người tò mò muốn biết cơ duyên nào mà ông Ngự chọn con trâu. Ông cười khà: “Cách khởi nghiệp của tôi không giống ai, người khác cho là xui, còn tôi lại thấy hên nên làm”. Ông Ngự kể do gia cảnh khó khăn nên mới học lớp 11 đã phải bỏ ngang để phụ giúp cha mẹ làm ruộng. Trước đây, vùng này đất đai khắc nghiệt, nhiễm phèn nặng nên làm lúa mỗi năm chỉ được vài trăm ký một công, không đủ sống. Đến lúc lập gia đình, các con ra đời, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng đè lên vai, buộc ông phải làm đủ mọi phương kế kiếm sống. “Khi đó khổ nhất là làm lúa không có trâu kéo. Thấy người ta kêu bán con trâu 5 vú giá rẻ nên tôi gom hết vàng cưới, mượn thêm tiền của bà con mua về kéo lúa. Nhiều người nói nuôi trâu 5 vú xui lắm, vậy mà chỉ vụ đầu nó vừa kéo lúa ruộng nhà, vừa kéo mướn cho hàng xóm, đủ tiền cho tôi mua được cả cây vàng. Vài tháng sau, nó có chửa, tôi cho đẻ gầy đàn. Từ vài con trâu ban đầu, dần dà làm có tiền, tôi mua thêm nên đàn trâu cứ thế sinh sôi nảy nở đến hàng chục con”, ông Ngự nhớ lại và cười: “Mới đó mà đã hơn 20 năm tôi gắn với nghề nuôi trâu”.
Bây giờ, cứ mỗi khi trời vừa hửng sáng, ông Ngự lại đưa trâu ra đồng. Theo ông, trâu rất thích ở ngoài đồng để ngâm mình dưới nước nên hầu như cả ngày phải thả lang, đến chiều mới dắt về chuồng. “Nuôi trâu thấy vậy chứ không cực mà trái lại còn khỏe hơn nuôi những con vật khác. Vì trâu rất dễ tính, thức ăn chính là cỏ, chỉ cần cung cấp đủ lượng cỏ cần thiết, còn lại hầu như không phải tốn công chăm sóc gì nhiều”, ông Ngự cho biết.
Khi đàn trâu tăng lên, để kiếm thêm tiền từ số trâu đực dôi dư, ông Ngự làm dịch vụ cho thuê trâu với giá 6 triệu đồng/con/năm. Theo ông Ngự, người ta thuê trâu đực chủ yếu để kéo rơm. Đến cuối năm ông nhận trâu về, vừa không mất công chăm sóc trong 1 năm, vừa thu được lợi nhuận. Hiện ông Ngự đã có trong tay 70 con trâu đực; hơn 50 con trâu cái, trong đó có hơn 40 con đang sinh sản, mỗi năm cho thêm từ 20 - 25 con nghé. Ngoài bán trâu giống, cho thuê trâu đực, mỗi năm ông Ngự còn cung cấp cho thị trường khoảng 20 con trâu thịt. Như vậy, với tổng đàn trâu hơn 120 con, mỗi năm ông Ngự thu nhập hơn 1 tỉ đồng. 
 
 
Có lẽ ở miền Tây ít ai biết được ông Ngự là người hiếm hoi đưa trâu, rồi dưỡng trâu mang ra thi thố tại hội chọi trâu Đồ Sơn. “Cái này không mấy ai ở miền Tây làm được đâu nghe. Đến nay tôi đã đưa 15 con ra đó thi thố, tuy không có giải nhưng cũng có tiếng. Với lại, một con trâu chọi có thắng thua gì cũng lời gấp nhiều lần trâu thường khi bán lại, rồi góp vui ngày hội nữa”, ông Ngự nói.
 
Những đàn trâu du mục
Nhiều người dân xã Lương Nghĩa thường gọi ông Ngự là kẻ du mục với đàn trâu. Đi đâu ở miền Tây, nếu gặp đàn trâu khoảng chục con thì rất có thể đó là trâu của ông Ngự. Bởi ông gửi trâu khắp nơi, có lúc lên tận Bảy Núi (An Giang), vùng biên giới Giang Thanh (Kiên Giang)... Hễ đâu có đồng cỏ tốt là có đàn trâu của ông. Ông Ngự kể có lần đi du lịch ở vùng Bảy Núi, xe chạy qua một cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, không cầm được lòng ông kêu tài xế dừng lại. Ông đứng hồi lâu rồi quyết định bỏ đoàn để tìm phương kế đưa đàn trâu đến gửi. Ông ở lại đó 2 ngày để lân la tìm người “uy tín” gửi đàn trâu nhờ trông hộ. Vậy là vài hôm sau, đàn trâu hơn chục con của ông có mặt ở Bảy Núi. Nhờ cỏ tốt, khí hậu trong lành, vài tháng sau đàn trâu béo tốt, chưa kể trâu có thêm nghé... và người địa phương đó cũng có tiền từ việc chăm sóc trâu cho ông.
Trong làm ăn, ngoài nhạy bén, ông Ngự là một người luôn có tấm lòng rộng mở. Ông nói: “Mình có của ăn của để nhờ con trâu, nay mình dùng con trâu giúp người khác âu cũng là lẽ phải ở đời”. Vậy là hơn 40 con trâu cái của ông “tìm đến” những hộ có ít đất sản xuất, hoàn cảnh khó khăn để mở cơ hội đổi đời cho họ. “Tôi áp dụng hình thức giao trâu và chia đôi lợi nhuận. Tức là ban đầu tôi cho họ mượn 1 con trâu cái, sau một thời gian chăm sóc con trâu này sẽ đẻ con, giá trị con nghé này được chia đôi. Bằng cách này, đã có nhiều hộ cải thiện được cuộc sống gia đình”.
Theo ông Ngự, lúc đầu ông cũng không nghĩ mình sẽ mở rộng đàn trâu nhiều như vậy. Nhưng trong quá trình nuôi, ông nghiệm ra rằng nuôi trâu đem lại lợi nhuận cao, chỉ cần tốn ít thời gian, tiêm ngừa đầy đủ thì trâu phát triển rất tốt, không bệnh tật. Có được con trâu trong nhà xem như có tài sản lớn. Nhờ con trâu mà ông Ngự có trong tay hơn 200 công đất. “Nuôi trâu cực nhất là lúc đồng xuống giống hết, không còn cỏ. Để gỡ khó giai đoạn này, tôi dành hẳn mấy héc ta đất để trồng cỏ, thả trâu. Coi như lập trang trại mini. Lúc kẹt đưa hết đàn trâu về đây thì có sẵn nguồn thức ăn duy trì để đợi đến ngày đưa trâu đi gửi tiếp”, ông Ngự nói.
Còn theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Nghĩa, cách làm của ông Ngự cho thấy tư duy nhạy bén trong kinh tế thị trường. “Bây giờ người ta đổ xô nuôi bò chứ ai nuôi trâu. Nhưng ông Ngự chọn nuôi trâu là một ngã rẽ độc đáo. Rồi cách ông gửi trâu, cho thuê trâu… vừa giúp người khác có công ăn việc làm cho thấy ông rất sáng tạo trong làm ăn. Mà nông dân bây giờ phải như thế mới làm giàu nhanh và bền vững”, ông Hồng nhìn nhận.
Theo Nguyên Đạt/thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay34,189
  • Tháng hiện tại160,751
  • Tổng lượt truy cập85,067,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây