Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Đất chật, người đông vẫn xây dựng được trang trại chăn nuôi

Thứ tư - 01/03/2017 22:44
Mô hình nuôi chăn nuôi tổng hợp bằng hình thức khép kín của anh Trần Đức Chương, thôn Hòa Bình, xã Đức Thủy (Đức Thọ-Hà Tĩnh) là một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả tại địa phương. Với mô hình chăn nuôi này không những giúp đời sống kinh tế của gia đình khá lên, phát huy được tính đa dạng về các loài vật nuôi mà còn ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn mới (NTM).

“Trang trại” tổng hợp với 500m2

Đức Thủy là xã thấp trũng bậc nhất ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nên thường xuyên phải chịu ngập úng như cái tên của nó. Vì thế, nên người dân nơi đây rất khó phát triển chăn nuôi ở quy mô lớn với những loài vật nuôi như bò, lợn vì khó di chuyển khi nước tràn về. Hơn nữa là địa phương không có diện tích đồi núi, dân đông, việc phát triển mô hình VAC theo hình thức trang trại quy mô là điều không thể.

 

Chăn nuôi tuy nhỏ lẻ để nhưng ngay trong khu dân cư đông đúc, đất chật nên để bảo đảm được yếu tố môi trường cũng là vấn đề không hề đơn giản. Sau nhiều tháng trời nghĩ kế, anh Chương cũng tìm ra được giải pháp cho riêng mình.

 

Khu vực nuôi heo cho thu nhập 500 triệu đồng/ năm

Năm 2013, anh Chương dùng 500m2, trong tổng diện tích 1500m2 vườn nhà để xây chuồng nuôi heo. Để giải quyết vấn đề nước thải, tránh tình trạng ô nhiễm gây ảnh hưởng tới bà con lối xóm, anh đã cho đào sâu diện tích 500m2 đó xuống rồi tiến hành xây bể chứa. Sau khi bể biogas hoàn thành, toàn bộ mặt bằng trên bể anh đổ một lớp bê tông dày rồi nâng lên cao làm mặt bằng chuồng trại để tránh tình trạng ngập nước. Xung quanh khu vực chuồng trại anh xây một lớp tường cao bao quanh để cách ly bên ngoài. Tường bao được thiết kế có các ô cửa kính để đảm bảo ánh sáng với các rèm cửa để thông gió, thoáng khí.

Với diện tích “khiêm tốn” này, anh đã phát triển được một trang trại “mi ni” tổng hợp gồm các loài vật nuôi như heo, bò và gà. Với 500m2 chuồng trại được chia thành 3 khu chăn nuôi. Khu ngoài cùng nuôi 4 con bò theo hình thức nuôi nhốt; khu giữa được phân ra thành nhiều khu nhỏ phù hợp để nuôi heo theo đội tuổi: heo nái, heo con và heo thịt; khu vực cuối cùng dùng để nuôi 400 con gà.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngoài việc đầu tư bể chứa biogas phục vụ sản xuất và sinh hoạt gia đình, theo anh Chương việc vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện thường xuyên và cần chú ý vấn đề phun khử trùng tiêu độc.

“Nói là chăn nuôi tổng hợp nhưng gia đình tôi chú trọng chủ yếu vào đàn heo. Để đàn heo phát triển tốt thì người nuôi phải biết tiêm phòng đầy đủ cho heo đúng thời điểm và liều lượng, đồng thời phải giữ nhiệt độ cho chuồng trại hợp lý. Môi trường chuồng trại phải sạch sẻ, thoáng mát và mùa hè, ấm áp vào mùa đông”, anh Chương chia sẻ.

Thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ước tính của anh Chương, mỗi năm anh thu hoạch 3 lứa lợn thịt (mỗi lứa 100 con); 20 con lợn nái (mỗi năm 1 con cho 2 lứa), rồi thu hoạch từ đàn gà 400 con, bò 4 con gia đình thu lãi chừng trên 400 triệu đồng/ năm.

 

Chuồng trại có tường bao tách biệt với bên ngoài nhằm đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ

Ngoài việc sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp, anh Chương còn mở rộng diện tích đất để canh tác rau muống, mở máy xay xát thu mua lúa từ người dân xung quanh vùng để chế biến, vừa bán gạo vừa có cám làm thức ăn chăn nuôi.

“Cái khó đối với mô hình chăn nuôi này là giai đoạn đầu phải bó vốn khá lớn để xây dựng chuồng trại ít nhất cũng phải bỏ ra từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ đối với người nông dân muốn phát triển kinh tế chăn nuôi khép kín trong khu dân cư”, anh Chương cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Nghiêm – Chủ tịch xã Đức Thủy, từ kinh nghiệm của anh Chương, trong toàn xã hiện nay có tới 29 mô hình phát triển kinh tế ở dạng nhỏ và vừa. Mô hình chăn nuôi khép kín ở hộ anh Chương là mô hình tiêu biểu, đem lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện ở địa phương.

Mặc dù chuồng trại chăn nuôi nằm ngay trong khu dân cư và trên tuyến đường vào trung tâm hành chính xã nhưng vấn đề môi trường vẫn được đảm bảo. Đây là mô hình chăn nuôi tập trung khép kín đã được nhiều đoàn tham quan đánh giá cao. Chính quyền xã đang có ý đinh nhân rộng mô hình này đến với những hộ dân khác, giúp bà con nâng cao đời sống trong điều kiện đất chật, người đông..

 Bắc Hạnh/hatinh24h.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập661
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,090
  • Tổng lượt truy cập93,139,754
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây