Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Nông dân đầu tư 'khủng' để nuôi tôm

Chủ nhật - 26/02/2017 23:14

Thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đang tích cực xử lý ao đầm, cải tạo ao nuôi sẵn sàng cho thả tôm vụ 1 năm 2017. Năm nay, các hộ đều đầu tư tiền tỷ và chú trọng từ những khâu đầu tiên để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi. 

a
 Toàn huyện Quỳnh Lưu có 650 ha nuôi tôm thâm canh, tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, An Hòa... Anh Võ Anh Tuấn, chủ đầm nuôi tôm xã Quỳnh Yên cho biết, vụ nuôi năm nay, gia đình đã đầu tư tiền tỷ, trong đó, bạt chống thấm lót đáy ao cho 1 ha khoảng trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp 3 - 4 lần so với phương pháp xử lý ao đầm thông thường trước đây. Loại bạt này có thể sử dụng được 10 năm liên tục và trong quá trình nuôi tôm. Ảnh: Xuân Hoàng. 
a
Ngoài lót bạt, bà con Quỳnh Lưu còn che chắn ao đầm để tránh các côn trùng mang mầm bệnh vào đầm tôm. Ảnh: Quang An.
Xã Quỳnh Bảng là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất huyện với hơn 100 ha ao nuôi tôm tập trung ở các xóm Mai giang 1, Mai Giang 2, và vùng giáo xứ Lộc Thủy. Để chuẩn tốt các điều kiện thả nuôi tôm vụ 1, bà con đang khẩn trương xử lý ao nuôi, lắp đặt các hệ thống cần thiết. Ảnh: Việt Hùng
Xã Quỳnh Bảng là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất huyện với hơn 100 ha ao nuôi tôm tập trung ở các xóm Mai Giang 1, Mai Giang 2 và vùng giáo xứ Lộc Thủy. Để chuẩn tốt các điều kiện thả nuôi tôm vụ 1, bà con đang khẩn trương xử lý ao nuôi, lắp đặt các hệ thống sục khí... Trong ảnh: Ông Hoàng Xuân Hải ở xóm Mai Giang 1, Quỳnh Bảng lắp đặt hệ thống sục khí, chuẩn bị ống vòi bơm nước vào ao nuôi tôm. Ảnh: Việt Hùng
Đây là vụ đầu tiên, anh Hà Văn Cường cùng bạn bè từ huyện Yên Thành ra xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu nhận thầu hơn 2 ha đất để nuôi tôm. Từ ao nuôi ban đầu, anh thuê máy móc đắp bờ, tạo thành nhiều ao để nuôi tôm. Ảnh: Việt Hùng
Đây là vụ đầu tiên anh Hà Văn Cường cùng bạn bè từ huyện Yên Thành ra xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu nhận thầu hơn 2 ha đất để nuôi tôm. Từ ao nuôi ban đầu, anh thuê máy móc đắp bờ, tạo thành nhiều ao để nuôi tôm trị giá gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Việt Hùng
Anh Cường chia sẻ, ao nuôi tôm của anh được xây dựng khá công phu; 2 ao lắng và 2 ao nuôi đều được lót bạt đen (đây là loại bạt không thấm, hạn chế khí độc trong quá trình nuôi); sau đó thuê thợ và máy xúc đào sâu 20 mét trong ao lắng để đặt cống; tác dụng của đặt cống là làm nơi thoát cũng như cấp nước vào ao nuôi. Thông qua hệ thống này, người dân có thể phát hiện tỷ lệ tôm chết, hoặc lột xác để xử lý kịp thời. Ảnh: Việt Hùng
Anh Cường chia sẻ, ao nuôi tôm của anh được xây dựng khá công phu; 2 ao lắng và 2 ao nuôi đều được lót bạt đen (đây là loại bạt không thấm, hạn chế khí độc trong quá trình nuôi); sau đó thuê thợ và máy xúc đào sâu 20 mét trong ao lắng để đặt cống; tác dụng của đặt cống là làm nơi thoát cũng như cấp nước vào ao nuôi. Thông qua hệ thống này, người dân có thể phát hiện tỷ lệ tôm chết, hoặc lột xác để xử lý kịp thời. Ảnh: Việt Hùng
Tại vùng nuôi tôm xã Quỳnh Thanh, tất cả ao nuôi đều được người dân xử lý vôi bột. Sau bón vôi sẽ lấy nước vào qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước. Ảnh: Việt Hùng
Tại vùng nuôi tôm xã Quỳnh Thanh, tất cả ao nuôi đều được người dân xử lý vôi bột. Sau bón vôi sẽ lấy nước vào qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước. Ảnh: Việt Hùng
Những diện tích mới bắt đầu nuôi tôm được gia cố bằng xi măng sạch sẽ. Ảnh: Việt Hùng
Những diện tích mới bắt đầu nuôi tôm còn được gia cố bằng xi măng sạch sẽ. Ảnh: Việt Hùng
a
Con giống tôm cũng đã sẵn sàng. Hiện nay Quỳnh Lưu có 8 cơ sở sản xuất tôm giống tập trung ở xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh. Ảnh: Việt Hùng.
Dự kiến lịch thả tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu sẽ bắt đầu từ ngày 1 đến hết ngày 10/ 3 với lượng tôm giống được thả là trên 450 triệu con. Ảnh: Việt Hùng
  Dự kiến lịch thả tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu sẽ bắt đầu từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 với lượng tôm giống được thả là trên 450 triệu con. Ảnh: Việt Hùng
 
Nguồn: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay27,537
  • Tháng hiện tại154,099
  • Tổng lượt truy cập85,061,135
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây