Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả bước đầu đề án trồng rau an toàn tại thành phố Yên Bái

Thứ hai - 20/02/2017 02:39
Thành phố Yên Bái có tổng dân số gần 100.000 người, với diện tích quy hoạch trồng rau an toàn 70,4 ha, là thị trường tiêu thụ rau lớn của tỉnh Yên Bái. Bình quân mỗi ngày thành phố tiêu thụ 40-50 tấn rau.

Tuy nhiên mỗi năm thành phố mới chỉ sản xuất được gần 10.000 tấn rau tươi các loại, nên sản lượng không đủ cung cấp cho tiêu dùng mà chủ yếu phải nhập từ các vùng lân cận và các tỉnh miền xuôi. Việc trồng rau hiện nay vẫn mang tính tự phát là chính, việc quản lý chất lượng rau trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế đó, được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp & PTNT, Thành ủy đã có chủ trương và chỉ đạo xây dựng “Đề án sản xuất rau an toàn” tại 03 xã: Âu Lâu, Tuy Lộc và xã Văn Phú - thành phố Yên Bái với diện tích 9 ha, trong đó 04 ha rau trong nhà lưới và 8,6 ha rau ngoài trời, nhằm tạo sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khoẻ, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời giúp nông dân nâng cao thu nhập từ trồng rau, tạo đòn bẩy để thành phố hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bền vững.

 

Ruộng trồng rau nằm trong đề án trồng rau an toàn của thành phố Yên Bái

 

Để triển khai Đề án, UBND thành phố chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, Trung tâm y tế thành phố, UBND các xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú hoàn thành tốt các điều kiện phục vụ cho sản xuất rau an toàn như: lựa chọn khu vực thực hiện Đề án, chọn mẫu đất, mẫu nước đảm đủ điều kiện để sản xuất, tổ chức kiểm tra sức khỏe cho người sản xuất... Đồng thời chỉ đạo các xã trong đề án triển khai công tác tuyên truyền cho nhân dân nhất là các hộ chuyên trồng rau, thành lập các Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn. Chỉ đạo việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất như: lắp đặt hệ thống tưới, khu sơ chế đóng gói sản phẩm, hệ thống thu gom rác thải, xây dựng quầy bán lẻ sản phẩm rau…

Đến nay việc triển khai Đề án đã đạt kết quả ban đầu đáng khích lệ. Thành phố đã thành lập được 03 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với 106 thành viên. Tổng diện tích đăng ký trồng rau an toàn của 03 xã năm 2016: 8,9 ha với các loại rau chủ yếu là: bắp cải, bầu, bí đỏ, cải bẹ xanh, cải cúc, cải ngồng, cải ngọt, đỗ cô ce, dưa chuột, khoai tây, mướp, su hào… Trong đó:

+ Vụ hè thu: Diện tích trồng: 1,64 ha, sản lượng thu hoạch: 4,8 tấn.

+ Vụ đông năm 2016: Diện tích trồng: 6,1 ha; Tổng sản lượng thu hoạch: 6,8 tấn.

Sản lượng rau thu hoạch chủ yếu bán cho công ty TNHH nông nghiệp Thành Nam. Bên cạnh đó đề án đã xây dựng được mỗi xã 1 nhà sơ chế sản phẩm quy mô 30m2/nhà, lắp đặt 01 bồn chứa nước sạch để rửa sản phẩm, 02 máy bơm, dây bơm nước, hệ thống điện phục vụ cho khu vực sơ chế. Ngoài ra xây dựng tại khu trồng rau và khu nhà sơ chế của mỗi xã 10 bể chứa rác thải. Đến nay 03 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn đã được cấp giấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Để có được kết quả trên Ban chỉ đạo Thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, trạm Khuyến nông, trạm trồng trọt và BVTV thành phố quản lý nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm rau an toàn.

Đề án đã tạo ra một lượng rau được công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng, mang lại sự tin tưởng cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Hình thành được các mô hình canh tác theo chuỗi sản xuất an toàn để nhân dân trên địa bàn học tập áp dụng thực hiện. Từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân, dần thay thế phương thức canh tác không an toàn sang sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Quá trình thực hiện đề án đã giúp đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý về quy trình sản xuất rau an toàn. Việc thực hiện các kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn đã từng bước giảm những tác động xấu đến môi trường từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối tượng thiên địch của côn trùng, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Ngoài những thuận lợi trên việc triển khai Đề án con gặp khó khăn trong việc thay đổi nhận thức của người dân về việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn. Sản phẩm làm ra mới được công ty TNHH nông nghiệp Thành Nam tiêu thụ, việc đưa ra thị trường còn gặp nhiều khó khăn do giá thành cao hơn so với việc sản xuất rau theo hướng đại trà của người dân. Chính vì vậy Thành ủy đã có kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo:

+ Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các hộ trồng cây vụ đông năm 2016 đảm bảo đúng kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo yêu cầu của Đề án. Tiếp tục hướng dẫn các hộ sản xuất rau ghi chép, lưu trữ nhật ký, theo dõi quy trình sản xuất rau an toàn gắn với cầm tay chỉ việc.

+ Thường xuyên quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các Tổ hợp tác sử dụng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, túi đựng rau, tem mác sản phẩm rau được hỗ trợ, tránh gây thất thoát hoặc làm ẩu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rau an toàn, đồng thời tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành phố.

+ Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nhân rộng diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn thành phố.

Việc triển khai “Đề án sản xuất rau an toàn” của thành phố đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới được bà con đồng tình ủng hộ và nhân ra diện rộng.

Nguyễn Thị Xuân 
Nguồn: khuyennong.gov

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập933
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,298
  • Tổng lượt truy cập93,141,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây