Học tập đạo đức HCM

Bến Tre: Hội cựu chiến binh xây dựng 1.055 mô hình '5+1'

Thứ năm - 06/07/2017 21:20
Mô hình “5+1”, nghĩa là 5 cựu chiến binh (CCB) khá, giàu giúp 1 CCB nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, đã được các cấp Hội CCB tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện từ năm 2013 và thí điểm ở 25 Hội CCB cơ sở của 25 xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM).

 

09-49-19_dscn4770
Mô hình “5+1” của Hội CCB xã Tân Thiềng (Chợ Lách) hỗ trợ cựu chiến binh Huỳnh Văn Lũy ở ấp Thiện Mỹ (thứ 3 từ trái qua) mua 1 con bò cái, 4 con dê nái, hiện đàn dê đã có trên 30 con, đàn bò đã có 5 con giá trị trên 150 triệu đồng và thoát nghèo cuối năm 2015.

Hiệu quả của mô hình đã được chứng minh, nhiều gia đình CCB nghèo vươn lên làm giàu, tiếp tục giúp các hộ CCB khác thoát nghèo bền vững.

Theo ông Bùi Thanh Khởi, Phó Chủ tịch Hội CCB Bến Tre, thực tiễn cho thấy mô hình “5+1” không chỉ 5 giúp 1 mà có thể 7 đến 10 giúp 1, tùy điều kiện thực tế ở địa phương. Với cách làm này, chỉ sau 3 năm triển khai thực hiện, Bến Tre có 1.055 mô hình “5+1”, với 5.763 hội viên tự nguyện tham gia ở hầu hết khắp các chi hội, phân hội ở ấp và khu phố.

Ngoài các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, mô hình “5+1” vận động giúp vốn cho cựu chiến binh nghèo sản xuất với tổng số tiền mặt là 4,351 tỉ đồng; 8.023 ngày công lao động, cho mượn đất sản xuất 24.900 m2 và 4.758 cây trồng, vật nuôi các loại (trị giá hơn 2,5 tỉ đồng) để tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định cuộc sống và có gần 1.000 hộ thoát nghèo từ mô hình này.

 “Mô hình đang được xem là “đòn bẩy” để giảm nghèo, xóa nghèo hiệu quả trong hội viên CCB. Mô hình còn mang ý nghĩa thắt chặt tình làng nghĩa xóm, tính nhân văn sâu sắc. Từ mô hình “5+1” góp phần giảm hộ nghèo trong hội viên cựu chiến binh từ 7,97% cuối năm 2012 xuống còn 1,32% vào cuối năm 2015 và hiện nay theo tiêu chí đa chiều còn 1.350 hộ nghèo (4,72%), hộ cận nghèo 641 (2,24%)”, ông Khởi nói.

Mô hình “5+1” giúp nhau xóa nghèo bền vững đã giúp cán bộ, hội viên gắn bó nhau hơn, mang tính lan tỏa ra cộng đồng và tác động đến công tác giảm nghèo ở xóm ấp. Hiện nay tại các huyện đều đã thành lập Câu lạc bộ giảm nghèo. Đồng thời, trong việc triển khai các mô hình xóa nghèo, giảm nghèo, nhận thức của các hội viên đã có nhiều chuyển biến và đề ra nhiều giải pháp mới thiết thực phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ để áp dụng có hiệu quả.

Phương Nghi/Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập439
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại785,926
  • Tổng lượt truy cập93,163,590
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây