Học tập đạo đức HCM

Hai chàng trai 9X khởi nghiệp

Thứ bảy - 08/07/2017 09:46
Anh Võ Văn Tiếng (SN 1991, ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) đang được giới trẻ nể phục trước ý chí vượt khó làm gạo sạch, phục vụ cho người Việt. Đặc biệt, gạo Tâm Việt của Tiếng làm ra không đủ bán.

Theo anh Tiếng, thông tin cá thịt, lúa, rau “bẩn” thường xuyên được đề cập, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó vấn đề đặt ra là vì sao mình không trồng lúa sạch trong khi cơm là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn người Việt? Sau đó, anh Tiếng nói ý định trồng lúa không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho gia đình nghe. Cha mẹ, anh em không ngăn cấm nhưng không khuyến khích. Còn bà con hàng xóm thì cho rằng đầu óc của Tiếng có vấn đề... Nhưng anh Tiếng quyết tâm lên khuôn bao và trồng thử nghiệm 2ha lúa sạch theo hướng tự nhiên: không phân, thuốc.

Để tạo dinh dưỡng cho cây lúa, anh Tiếng dùng phân hữu cơ, tận dụng rơm bón xuống đất. Sau khi sạ lúa, anh Tiếng trồng hoa quanh ô bao, nuôi vịt, thả cá để tiêu diệt sâu rầy. Kết thúc vụ lúa đầu tiên, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4 tấn/ha, năng suất này so với những ruộng lúa nông dân dùng phân, thuốc thì giảm gần một nửa. Nhưng bù lại, anh Tiếng đăng ký thương hiệu gạo Tâm Việt rồi mang lúa đi xay, đóng gói, trên bao bì ghi rõ: sản xuất theo hướng tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học và chất bảo quản. Nhờ đó, gạo Tâm Việt bán được giá cao, tính ra 1ha lúa của anh Tiếng lời khoảng 1,5 lần so với 1ha lúa nông dân sử dụng phân bón hóa học.

Gạo của anh Tiếng đưa ra thị trường không đủ bán, bởi một triết lý: “Gạo ngon từ đất, chất ngọt từ tâm”. Chính quyền địa phương vào cuộc, doanh nghiệp vào bao tiêu sản phẩm nên anh Tiếng mạnh dạn mở rộng qui mô trồng lúa sạch rộng đến 40ha. Bước đầu mô hình trồng lúa sạch của chàng trai 9X xem như đã thành công. Ngoài sản xuất lúa, anh Tiếng thả cá, nuôi vịt thêm, trung bình 10ha lúa, Tiếng thả 1.000 con vịt và thả từ 500 - 700kg cá giống/1ha. Kết thúc một năm, khi vịt cá hoàn thành nhiệm vụ diệt sâu, rầy, anh Tiếng bán vịt (thịt, trứng) và cá mang về một nguồn thu kha khá.

Hiện nay, anh Tiếng đã được một đơn vị hướng dẫn quy trình sản xuất và đăng ký làm gạo hữu cơ. Anh đang tìm hiểu và sắp tới sẽ sản xuất lúa theo quy trình này để gạo Tâm Việt của Tiếng được cấp chứng nhận hẳn hoi. Như vậy, việc trồng lúa sạch của anh Tiếng không còn là câu chuyện sản xuất, kinh doanh bằng niềm tin trên thị trường. Hạt gạo Tâm Việt có đủ lý, đủ tình để tồn tại trên thị trường.

Anh Huỳnh Bảo Kiên - Thu nhập khá từ cây thảo dược

Anh Huỳnh Bảo Kiên (SN 1990, ngụ xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự) tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư tự động hóa (Trường Đại học Cần Thơ) và được tuyển vào làm ở một công ty có trụ sở tại huyện Lấp Vò. Do hoàn cảnh gia đình nên anh Kiên quyết định nghỉ việc một thời gian, rồi sau đó được Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Tường Nguyên tọa lạc TX.Hồng Ngự tuyển dụng.


Anh Huỳnh Bảo Kiên kiểm tra một số loại cây giống thảo dược được trồng thử nghiệm

Nhờ được công tác tại một đơn vị kinh doanh gần nhà, từ đó anh Kiên có thêm điều kiện để chăm sóc cho người mẹ mắc bệnh mất ngủ. Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nhưng người mẹ luôn quan tâm đến con cái, nhất là việc học hành. Đáp lại tấm lòng thương yêu của bậc sinh thành, anh Kiên đưa mẹ đi điều trị nhiều nơi, ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, anh Kiên thường xuyên chăm sóc, vận động mẹ thực hiện khá tốt chế độ sinh hoạt của cá nhân, trong đó có việc sử một số loại thực phẩm chức năng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và những người có chuyên môn sâu về thảo dược.

Sau một thời gian điều trị, căn bệnh mất ngủ của mẹ anh Kiên gần như khỏi hoàn toàn. Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin, anh Kiên quyết định nhận làm đại lý phân phối sản phẩm thảo dược của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Thái Hưng tọa lạc tỉnh Thái Bình. Đồng thời quyết định trồng cây thảo dược nhằm cung cấp nguyên liệu cho một số công ty trong và ngoài địa phương nếu có nhu cầu.

Việc khởi nghiệp của anh Kiên bắt đầu từ năm 2014 thông qua trồng nhiều loại giống cây thảo dược (Đinh lăng, Sâm bố chính, Xạ đen, Kim ngân hoa,...) thử nghiệm để nhân rộng việc trồng cây thảo dược trong đoàn viên và thanh niên. Đặc biệt, anh Kiên trồng khá nhiều loại ngải như: ngải xoắn, ngải lục bình, ngải hổ... bước đầu cung cấp cho người dân có nhu cầu trị bệnh về xương khớp.

Thời gian qua, anh Kiên đã trồng và bán nhiều loại cây giống thảo dược cho người dân địa phương, sau đó thu mua lại nguồn nguyên liệu từ người dân để cung cấp cho một số công ty có nhu cầu. Từ đó anh Kiên có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ nhiều loại cây thảo dược.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu thảo dược mà anh Kiên trồng và thu mua được không đủ cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu. Anh Huỳnh Bảo Kiên cho biết: “Thông qua tìm hiểu thị trường, nhiều công ty đã có nhu cầu mua các loại thảo dược như: Đinh lăng, Sâm bố chính... với số lượng khá lớn, nên tôi đã liên kết với với nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn để mở rộng diện tích trồng các loại cây thảo dược với tổng diện tích lên đến gần 10.000m2”. Đặc biệt, anh Kiên sắp thử nghiệm mô hình trồng xen nhiều loại cây thảo dược ở những diện tích vườn cây ăn trái nhằm tăng cao nguồn thu nhập trên cùng một diện tích.

Theo Báo Đồng Tháp Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại925,894
  • Tổng lượt truy cập92,099,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây