Cho mượn dê giống
“Ngày trước, do đất đai ít ỏi nên 8 người trong gia đình tôi sống chật vật lắm. May nhờ chị B’Bop giúp cho mà giờ mới khá lên được đấy” - ông Y B’Lam (xã Cư M’Gar) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. “Hồi đó, thấy chúng tôi khó khăn, chị đã đến động viên rồi chủ động đề nghị cho mượn cặp dê giống. Nghe nói thế gia đình tôi mừng lắm. Nhưng khổ nỗi, hồi xưa đến giờ nhà tôi đâu có biết nuôi dê, lỡ làm chết của chị thì sao?
Thấy chúng tôi còn nghi ngại chị trấn an: “Không sao đâu, anh chị cứ mang về nuôi, nếu nó có chết thì thôi. Anh chị cứ yên tâm em sẽ hướng dẫn cho cách nuôi”- ông Y B’Lam kể tiếp. Vậy là từ 2 con dê giống, nhờ được chị B’Bop tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên sau 4 năm chăm sóc, ông Y B’Lam đã có một đàn dê hơn chục con sinh trưởng rất tốt. Và cũng nhờ đàn dê ấy mà cuộc sống của gia đình ông Y B’Lam đã dần được cải thiện.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng bằng cách cho mượn dê giống, những năm qua, chị B’Bop đã giúp hơn 10 gia đình trong xã ổn định cuộc sống.
“Giúp người nghèo phải hiểu người nghèo”
Đến thăm gia đình, chúng tôi thật bất ngờ khi biết rằng chị B’Bop không phải là người giàu có gì. Vốn chẳng có chồng con, cuộc sống trước đây của chị B’Bop cũng trăm bề khó khăn. Nhiều năm liền gia đình chị luôn nằm trong diện hộ nghèo. Mãi cho đến khi tích cóp được ít vốn để mua dê về nuôi gia đình chị mới dần khá lên. Chị tâm sự với chúng tôi: “Bản thân gia đình tôi cũng thuộc diện hộ nghèo nên tôi hiểu rất rõ nỗi vất vả, cũng như khó khăn của người nghèo. Ai cũng muốn thoát nghèo nhưng quan trọng là không thể tìm ra lối để thoát. Tâm lý chung của người nghèo là chẳng dám vay mượn ai vì sợ không trả nổi. Vậy nên để có một số vốn nho nhỏ với họ là rất khó khăn”.
Chính vì hiểu được điều đó và từ kinh nghiệm chính bản thân mình mà mấy năm qua chị B’Bop mới nghĩ ra cách cho người nghèo mượn dê. Từ ngày có được đàn dê hơn 10 con, chị B’Bop đã chủ động tìm đến các hộ nghèo để giúp đỡ. Cứ khi nào các hộ bắt đầu có “vốn” là những chú dê con thì chị B’Bop lại mang dê của mình về để cho người khác mượn. “Tôi làm thế chỉ vì muốn giúp các gia đình bớt khổ chứ chẳng để lấy lời lãi gì cả. Tôi sẽ tiếp tục làm việc này đến khi giúp đỡ được hết các hộ nghèo mới thôi”- chị B’Bop nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;