Học tập đạo đức HCM

Làm giàu bằng nghề truyền thống

Thứ năm - 16/04/2015 04:44
Trong khoảng 40 làng nghề trên đất Hà Nam, có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như nghề sừng Đô Hai (huyện Bình Lục), nghề thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm), nghề làm mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên)... Những làng nghề này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
 

 Công ty mây tre đan Ngọc Động, xã Hoàng Đông,huyện Duy Tiên (Hà Nam) 
tạo việc làm cho nhiều lao động nữ của địa phương. (Nguồn: hanam.gov.vn)
 

 

Một trong những làng nghề đang rất phát triển và ngày càng thịnh vượng nhờ hướng đi đúng đắn và khát vọng làm giàu chính đáng của người dân nơi đây là nghề làm bánh đa nem ở làng Chều, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân.

Ông Trần Văn Tường, Trưởng xóm 1+ 5 Mão Cầu, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh bánh đa nem làng Chều cho biết, người dân làng Chều luôn xác định muốn làm giàu bằng nghề truyền thống nhất định phải tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt, có hương vị đặc trưng, không bị lẫn với nhiều sản phẩm khác trên thị trường.

Không phải ngẫu nhiên, bánh đa nem làng Chều ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Trong mỗi sản phẩm đều chứa đựng tâm huyết của người làm nghề. Ngay từ cách pha chế nguyên liệu, người thì thêm muối để bánh đa đậm đà, có người lại dùng rượu để sản phẩm dẻo hơn, dai hơn… Cũng nhờ biết phát huy bí quyết làm nghề của cha ông mà cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh đa nem của ông Tường ngày càng được khách hàng tìm đến đặt hàng. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 400 triệu đồng trở lên, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

“Vài năm trước, làng nghề phát triển tự phát, nhỏ lẻ, có lúc tưởng như không giữ nổi nghề. Các hộ làm nghề trong làng ít dần, thanh niên cũng không mặn mà với nghề truyền thống. Làm nghề thu nhập thấp, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn”, ông Tường tâm sự. Thấy vậy, ông Tường đã vận động bà con cùng nhau giữ nghề và tìm cách phát triển. Bên cạnh việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm làng nghề ở tỉnh lân cận, ông cũng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sản xuất nhỏ lẻ, đến liên kết sản xuất lớn hơn, đầu tư thiết bị máy móc để nâng cao sản lượng. Việc làm của ông đã dần thuyết phục bà con có thêm động lực giữ nghề.

Trước đây, người làng Chều chỉ biết làm nghề theo cách thủ công nên hiệu quả kinh tế thấp. Nỗi trăn trở muốn làm giàu cho gia đình, quê hương, nhất là mong muốn giữ gìn, phát triển nghề truyền thống đã khiến anh Trần Đức Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần Chiến Hương (xóm 1+ 5 Mão Cầu) quyết định “hiện đại hóa” công nghệ sản xuất. Công ty cổ phần Chiến Hương là doanh nghiệp duy nhất được sinh ra từ làng nghề và hiện bao tiêu hơn 30% sản phẩm bánh đa nem toàn xã.

Năm 2003, anh Kiên mạnh dạn tráng bánh bằng máy thay vì bằng tay như trước đây. Ban đầu, với 5 chiếc máy tráng, mỗi ngày công ty của anh làm ra vài nghìn phên bánh, tạo việc làm thường xuyên cho gần 100 lao động địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng. Thấy hiệu quả, bà con trong xã đến học hỏi và làm theo. Đến nay, toàn xã Nguyên Lý đã có hơn 200 hộ sử dụng máy tráng bánh nên sản lượng bánh của cả xã tăng lên hàng chục lần. Năm 2009, không chỉ đầu tư vào sản xuất, anh Kiên còn đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con. Để bảo đảm chất lượng bánh tráng, giữ gìn uy tín làng nghề, anh Kiên đã phổ biến kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt về chất lượng bánh khi thu mua khiến bà con có ý thức hơn trong các công đoạn thực hiện. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm do bà con sản xuất tại gia đình cũng được bảo đảm. Hiện, mỗi ngày Công ty cổ phần Chiến Hương thu mua gần 2 tấn bánh của 300 hộ dân để xuất khẩu sang các nước: Ba Lan, Đức, Nga, Cộng hòa Séc...

Anh Kiên tâm sự: “Để thành công, bí quyết làm nghề không chưa đủ, còn rất cần bí quyết kinh doanh, mà quan trọng nhất là phải giữ được niềm tin. Với bà con làm nghề, tôi luôn tính toán, cân đối để bảo đảm mức thu nhập ổn định. Có như vậy, bà con mới gắn bó, thiết tha với nghề”.

Chia sẻ lợi ích với người trực tiếp làm sản phẩm, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng là yếu tố giúp công ty ăn nên làm ra với mức doanh thu hàng năm gần chục tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí, công ty thu lãi gần 1 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 200 - 400 triệu đồng/năm.

Hiện, cả xã Nguyên Lý có 20 xóm thì có tới 14 xóm với gần 2.000 hộ tham gia sản xuất bánh và khoảng 20 cơ sở thu mua bánh với quy mô tương đối lớn. Bình quân mỗi ngày xuất ra thị trường hàng trăm tấn bánh đa nem, đem lại cho làng nghề gần 200 tỷ đồng/năm.

Với khát khao làm giàu bằng nghề truyền thống, người làng Chều luôn mong muốn được tạo điều kiện xây dựng sân phơi, nhà xưởng, vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ vốn, phương tiện kỹ thuật để các cơ sở có đủ điều kiện đầu tư xây dựng nhà xưởng, thúc đẩy sự phát triển của làng nghề, nhất là xuất khẩu sang các thị trường "khó tính" như Nhật Bản, Pháp…/.

Theo TTXVN

 
 

 Tags: làng nghề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,096
  • Tổng lượt truy cập93,231,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây