Học tập đạo đức HCM

Thu nhập hơn trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi bồ câu Pháp

Thứ tư - 15/04/2015 04:43
Thất bại với giống bồ câu sẻ, anh Sơn kiên trì tìm tòi thử nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật để bén duyên với bồ câu Pháp.

Biết đến công việc nuôi chim bồ câu từ nhỏ, nên anh Ngô Tùng Sơn ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) nhanh chóng gắn bó với chúng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Sơn kể, vì là hộ đầu tiên thử nghiệm nuôi chim bồ câu nên gia đình anh rất băn khoăn về việc chọn giống. Cuối cùng, sau quá trình dài tìm hiểu, Sơn chọn nuôi giống bồ câu sẻ vì đây là loại khá hiếm trên thị trường.

Dù đam mê và bỏ nhiều công sức vào mô hình này nhưng kết quả đem lại cho gia đình Sơn không như mong muốn về hiệu quả kinh tế, nên chỉ sau vài năm gầy dựng đàn, gia đình đã quyết định ngưng nuôi.

Pegeo-final-8625-1428922550.jpg

Bồ câu Pháp ăn nhiều, thường ăn các thức ăn có sẵn như lúa, gạo, bắp nghiền…

“Thời gian đầu tôi cũng trăn trở lắm vì đam mê của mình chưa kịp phát triển thì đã gặp thất bại, nhưng sau lại nghĩ có như vậy mới cần dày công nghiên cứu và tìm hiểu. Cuối cùng tôi phát hiện ra giống bồ câu Pháp mang lại giá trị cao và càng cao hơn nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật”, Sơn bộc bạch.

Năm 2008, Sơn chi 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại trên diện tích đất 130m2. Để có giống tốt, Sơn xuống tận Trung tâm bảo vệ giống cây trồng vật nuôi tỉnh Bình Định để được tư vấn. Tại đây, anh mua 30 cặp bồ câu Pháp từ một trại giống ở Ba Vì (Hà Nội).

Cứ ngỡ sẽ thuận lợi với mô hình mới này, tuy nhiên, anh Sơn cho biết khá gian nan vì thời kỳ đầu, do chưa am hiểu về đặc tính, thức ăn, quá trình sinh trưởng của giống bồ câu Pháp nên liên tục tổn thất về giống. Nhiều lúc trứng chim đang ấp bị ung, chim non bị chết, bồ câu lớn bị bệnh mà không phát hiện kịp thời… Do đó, sau một thời gian nuôi, số lượng chim giảm gần một phần ba so với lúc mua về.

Khó khăn chồng chất nhưng Sơn vẫn không nản và quyết tâm khắc phục nhược điểm bằng cách dành thời gian cả ngày lẫn đêm chỉ để quan sát, ghi chép thông tin về mọi thay đổi, quá trình sinh hoạt của giống bồ câu này. Không những vậy, anh còn lên internet tra cứu thêm thông tin, đọc các sách, báo hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp, rồi trực tiếp đến các mô hình nuôi bồ câu tương tự ở Bình Định để tìm hiểu. Từ kiến thức có được, Sơn áp dụng ngay vào mô hình một cách bài bản nên chỉ một thời gian sau đó số chim giống tăng lên và dần đạt con số 100 cặp.

Với nguồn giống dồi dào, Sơn vừa chăm sóc vừa nuôi bán để có nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại. Tới nay anh đã có trong tay 300 cặp bồ câu Pháp, mỗi tháng  bán ra thị trường khoảng 60% tổng đàn, với giá bồ câu thịt khoảng 90.000-110.000 đồng một cặp, còn con giống khoảng 200.000 đồng một cặp 2 tháng tuổi. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 12 triệu đồng từ mô hình này. Từ năm 2010 đến nay, Sơn bắt đầu lãi đều đặn trên 100 triệu đồng mỗi năm”.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, Sơn cho hay, nuôi bồ câu không vất vả nhưng phải chú trọng vào khâu đầu tư chuồng trại và thức ăn. Bồ câu cần không gian thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đều đặn. Là loài có đặc tính sinh trưởng mạnh nên cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày là sáng và chiều tối. Bồ câu Pháp ăn nhiều, thường ăn các thức ăn có sẵn như lúa, gạo, bắp nghiền…

“Thông thường nên trộn thức ăn với tỷ lệ  một cám - một bắp - 2 lúa. Cám cho bồ câu ăn phải là cám gà đẻ, không nên cho ăn cám gà thịt. Bởi, cám gà đẻ chỉ chứa đạm, cám gà thịt thì chứa nhiều chất béo, nếu con mẹ ăn thì sinh sản kém, mà con con ăn, thịt về sau sẽ có nhiều mỡ”, Sơn giải thích.

Sơn cho biết thêm, bồ câu Pháp là loại rất ít dịch bệnh, thường thì một tuần vệ sinh chuồng trại một lần, nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu  có thể đẻ tới 7-8 lứa một năm, mỗi lứa 2 trứng một ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi có thể bán tổng cộng là 45 ngày. Bên cạnh đó, so với bồ câu sẻ thì nuôi bồ câu Pháp có nhiều lợi thế hơn. Cùng một chế độ ăn, chăm sóc, thời gian để xuất bán nhưng bồ câu Pháp đạt trọng lượng nặng hơn, giá cũng cao hơn từ 15.000 đến 20.000 đồng một cặp.
 

Theo kinhdoanh.vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm450
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,782
  • Tổng lượt truy cập92,045,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây