Học tập đạo đức HCM

Có chí, Đoàn Tâm Kê làm giàu từ gà

Thứ sáu - 25/03/2016 04:17
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, thay vì làm việc cho một doanh nghiệp hay một cơ quan nhà nước, Đoàn Tâm Kê ở xã Cư Ni (Ea Kar - Đắk Lắk) về quê mở trang trại nuôi gà.

Với vốn kiến thức học được trên giảng đường đại học và khoản hỗ trợ ban đầu 40 triệu đồng của Đoàn Thanh niên, Đoàn Tâm Kê đã mạnh dạn đầu tư mua máy ấp trứng để tạo nguồn con giống ổn định và kiểm soát sản phẩm từ khâu đầu tiên.

Anh Kê cho biết, với số lượng trứng hiện có, hàng tuần anh xuất bán trên dưới 30.000 con gà giống đi các tỉnh lân cận.

Khởi nghiệp từ năm 2011, đến nay, trang trại của Đoàn Tâm Kê đã có gần 10.000 con gà mái đẻ. Anh cho biết, với số lượng trứng gà đẻ hiện có, hàng tuần anh xuất bán trên dưới 30.000 con gà giống đi các tỉnh lân cận. Hiện, gia đình anh là một trong những đầu mối lớn chuyên cung cấp gà giống, gà thịt, đem lại lợi nhuận trên 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 6 thanh niên với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về kinh nghiệm lập nghiệp của mình, Kê cho biết: “Đây không phải là mô hình sản xuất mới hay có gì đặc biệt, bất cứ đoàn viên thanh niên nào cũng có thể thực hiện. Song để có được thành quả như mong muốn thì đòi hỏi phải có quyết tâm, lòng kiên trì và đôi khi phải dám từ bỏ những lối mòn truyền thống trong sản xuất”.

Khi được hỏi về kỹ thuật chăn nuôi gà, Kê bật mí: “Yếu tố kỹ thuật hết sức quan trọng. Chăn nuôi là nghề tiềm ẩn không ít rủi ro do thiên tai, dịch bệnh nên phải kiểm soát, theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để không những cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàm lượng dinh dưỡng cao”.

Không chỉ cung cấp gà giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, Kê còn sẵn sàng bao tiêu sản phẩm cho họ.

Ngoài ra, anh còn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên hoàn lương. Điển hình là năm 2014, anh đã hỗ trợ cho 1 hộ thanh niên hoàn lương tại địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Kê còn là đoàn viên tiêu biểu của xã, tham gia nhiệt tình mọi phong trào của địa phương.

Anh Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Công nhân và Đô thị, Tỉnh đoàn Đắk Lắk, cho biết: “Hiệu quả từ mô hình trang trại nuôi gà của Đoàn Tâm Kê đã mở ra triển vọng mới cho những bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp  ngay trên quê hương mình. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ hiện nay được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp nhưng vẫn không tìm được việc làm như ý, lại đổ dồn về các khu công nghiệp, tạo nên sự hao hụt lớn nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn. Nhìn vào tấm gương Đoàn Tâm Kê, các bạn trẻ có thể tìm cho mình hướng đi phù hợp, khởi nghiệp ngay trên quê hương mình, góp phần xây dựng phong trào thanh niên ở địa phương”.

Anh Võ Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk, phụ trách mảng thanh niên nông thôn và công tác xã hội, cho biết: “Thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn dân cư”.

Đoàn Tâm Kê là một trong 3 thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của tỉnh Đắk Lắk được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2014. Không chỉ vậy, hiện anh có một gia đình hạnh phúc với các con chăm ngoan, học giỏi và một cơ ngơi vững chắc, là thành quả bao năm công sức của vợ chồng anh.

Hy vọng trong thời gian tới, không chỉ riêng Tỉnh đoàn Đắk Lắk mà các tổ chức Đoàn trên cả nước sẽ có nhiều mô hình, tấm gương như Đoàn Tâm Kê.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập344
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay26,313
  • Tháng hiện tại204,880
  • Tổng lượt truy cập90,268,273
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây