Học tập đạo đức HCM

Đa Tốn: Khẳng định thương hiệu nhờ trồng rau thủy canh

Thứ sáu - 02/11/2018 04:00
Tận dụng lợi thế ven đô, mở rộng liên kết, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn (HTX Đa Tốn) triển khai thực hiện thành công mô hình sản xuất rau thủy canh tại thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn (Gia Lâm - Hà Nội), quy mô gần 1ha, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đg/ha/năm
tr12t.jpg
Thu hoạch rau thủy canh tại Hợp tác xã Đa Tốn.

Liên kết cùng thắng

Giám đốc HTX Đa Tốn Lê Thanh Phương cho biết, trước khi đề xuất xây dựng mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh, cán bộ HTX đã có thời gian học tập thực tế tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau đó, gặp một đối tác chuyên sản xuất nông nghiệp sạch, sẵn sàng chuyển giao toàn bộ quy trình công nghệ cho HTX, đó là Công ty cổ phần Đầu tư An Hòa (Công ty An Hòa). Khi trồng thử nghiệm đạt kết quả tốt, HTX mới đề xuất phương án với chính quyền địa phương. Sau khi được UBND huyện Gia Lâm đồng ý, HTX Đa Tốn đã thuê 1ha đất công do xã quản lý tại thôn Ngọc Động. Phương thức liên kết là HTX có mặt bằng sản xuất, Công ty An Hòa đầu tư công nghệ và nhà xưởng (nhà lưới, kho lạnh, xưởng sơ chế rau…).

Ngay sau khi phương án được phê duyệt, mô hình chính thức đi vào sản xuất. Công ty An Hòa đã xây dựng 3.000m2 nhà lưới phân thành các khu trồng xà lách, rau muống, rau cải các loại, rau thơm... Công nghệ trồng rau hoàn toàn tự động; hạt giống được ngâm ủ, sau đó đưa vào khay trồng, có hệ thống điều khiển lượng nước, chất dinh dưỡng nuôi cây, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Để rau có màu sắc đẹp, độ tươi kéo dài, độ xốp cao, chỉ cần sử dụng một lượng phân vi sinh rất nhỏ được hòa tan vào hệ thống lưu chuyển liên tục của nguồn nước nuôi sống rau. Trồng trong nhà lưới, rau không bị ảnh hưởng về thời tiết thay đổi bất thường, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh. Các loài côn trùng cũng không xâm nhập vào được, do đó người trồng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật.

Tùy theo đặc điểm từng loại rau và điều kiện thời tiết, trung bình 30-35 ngày các loại rau cải, rau muống được thu hoạch; từ 40 đến 45 ngày, rau xà lách được thu hoạch.

Ông  Phương cho biết: Trồng rau bằng phương pháp thủy canh cho sản phẩm đồng đều, chất lượng an toàn, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng đất. Trên cùng một đơn vị diện tích, năng suất của rau trồng thủy canh gấp 4-5 lần trồng rau ngoài ruộng. 

Với 3.000m2 nhà lưới trồng rau, trung bình mỗi tháng HTX Đa Tốn và Công ty An Hòa thu hoạch 5 tấn rau các loại. Với giá bán 25.000 - 30.000 đồng/kg đối với rau ăn lá, 40.000 - 45.000 đồng/kg đối với rau xà lách, sản phẩm chủ yếu đưa vào hệ thống bán hàng của Công ty An Hòa trong nội thành Hà Nội.

Khẳng định thương hiệu

Theo ông Phương, việc sản xuất rau thủy canh khác với việc trồng rau theo phương pháp truyền thống, phải đáp ứng theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để sản phẩm làm ra đảm bảo sạch. Vì vậy, ngoài đầu tư công nghệ, kỹ thuật, HTX đã triển khai áp dụng tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm để khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc thu hoạch và bảo quản rau cũng luôn được HTX tuân thủ nhiều tiêu chuẩn, quy định nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm vì mỗi loại rau được trồng theo phương pháp thủy canh sẽ có cách thu hoạch khác nhau.

Đặc biệt, sản xuất rau thủy canh giúp hạn chế được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp (sản phẩm bị hư thối, giập nát), giúp nâng cao năng suất trung bình của cây rau và giảm tối đa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

“Lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc trong sản xuất, kinh doanh nông sản sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc không chỉ đối với sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng nông sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, môi trường sẽ ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng khiến con đường sản xuất ngày càng khó khăn”, ông Phương nhận định.

Chia sẻ về hiệu quả trong liên kết sản xuất trồng rau thủy canh trong nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt (công nghệ của Israel), ông Phương cho biết, mô hình này đem lại thu nhập khá cao, đạt gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Hiện tại, HTX đang hoàn thiện mô hình này để người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, học tập, rút kinh nghiệm làm cơ sở nhân rộng.

Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa 16) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hình thành 17 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 8 mô hình trồng trọt như: rau thủy canh xã Đa Tốn; trồng cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGAP ở hai xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn; hoa lan giá trị cao; 9 mô hình chăn nuôi như: nuôi giun quế xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi bò sữa, lợn thịt… Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tuy quy mô nhỏ, nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp lợi thế của huyện.
Theo Hữu thắng/kinhtenongthon.vn
 

 Tags: đa tốn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập526
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay74,302
  • Tháng hiện tại810,412
  • Tổng lượt truy cập93,188,076
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây