Học tập đạo đức HCM

Cử nhân sư phạm thất nghiệp, bực quá về núi làm giàu nhờ su su

Thứ bảy - 03/11/2018 09:10
Từng tốt nghiệp Đại học kỹ thuật sư phạm Hưng Yên loại khá, ra trường không xin được việc, bực quá, anh Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1989, tiểu khu 34 (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) về quê nhà trồng su su trên 3.000m2, bình quân mỗi năm thu lãi hơn 140 triệu đồng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học kỹ thuật sư phạm Hưng Yên loại khá, nhưng không xin được việc làm đúng chuyên ngành, anh Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1989 ở tiểu khu 34, xã Tân Lập phải bươn trải kiếm sống và làm thuê nhiều việc dưới Hà Nội, Hưng Yên. Không nản lòng trước số phận đưa đẩy, anh Nghĩa quyết định trở về quê nhà trồng su su trên 3.000m2 đất vườn để kiếm thêm thu nhập và làm giàu tại địa phương.

 cu nhan su pham that nghiep, buc qua ve nui lam giau nho su su hinh anh 1

 Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học kỹ thuật sư phạm Hưng Yên, anh Nghĩa trở về quê trồng su su phát triển kinh tế.

Chia sẻ với Dân Việt, anh Nghĩa cho biết: "Thời gian đầu, tôi cũng chưa có ý định về quê trồng su su, tôi vẫn nghĩ đi làm thuê tạm 1 thời gian, sau đó chờ có cơ hội thì theo đuổi đam mê và chuyên ngành mình được đào tạo tại mái trường chuyên nghiệp. Nhưng tình cờ tôi thấy bà con ở ngoài thị trấn nông trường Mộc Châu trồng su su cho thu nhập khá cao, đầu ra lại tương đối ổn định, ít chi phí đầu tư chăm sóc liền có ý định về quê làm ruộng..."

Nghĩ kỹ và quyết định, Nghĩa trở về quê nhà cải tạo lại đất vườn rồi lên luống trồng su su. Anh dùng toàn bộ số tiền cóp nhặt hồi làm thuê rồi đầu tư lắp đặt hệ thống dẫn nước tưới tiêu, mua dây thép và vật liệu về đổ cột bê tông làm giàn su su. Khoảng một thời gian ngắn sau, vườn su su của gia đình đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.

 cu nhan su pham that nghiep, buc qua ve nui lam giau nho su su hinh anh 2

 Nhờ cách chăm sóc tốt vườn su su của gia đình anh Nghĩa cho sai quả, ít bị sâu bệnh.

Để vườn su su triển tươi tốt, hàng ngày anh Nghĩa đều xuống vườn tưới nước đều đặn tránh làm cây bị héo. Bởi su su rất cần nước để sinh trưởng, nên cần chú ý đến lượng nước tưới đầy đủ. Về phân bón cho cây trồng anh Nghĩa dùng phân chuồng và phân NPK là chủ yếu, hầu như không sử dụng các loại chất kích thích và chất bảo quản hóa học trong trồng trọt.

 cu nhan su pham that nghiep, buc qua ve nui lam giau nho su su hinh anh 3

 Su su sau khi được thu hoạch, sẽ được bán cho các siêu thị ở dưới Hà Nội.

Khi dây su su dài hơn 1m, anh Nghĩa tiến hành đôn dây su su và cắt tỉa bớt lá, lấp gốc bằng lượng phân bò, phân trâu, cách làm này giúp cho rễ su su để cây đủ chất dinh dưỡng nuôi quả. Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đồng đều, tỉa bỏ những nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho giàn được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái. Đến thời điểm su su bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho su su phát triển tự nhiên để hạn chế làm rụng hoa.

 cu nhan su pham that nghiep, buc qua ve nui lam giau nho su su hinh anh 4

Để su su sai quả, anh Nghĩa thường cắt tỉa bớt lá, để cây đủ chất dinh dưỡng nuôi quả.

Anh nghĩa cho hay: "Bình quân, cứ 1.000m2 tôi thu hoạch được 3 tấn quả su su/tháng, giá cả phụ thuộc theo thị trường tiêu thụ nhưng hầu như không bao giờ lỗ, bởi chi phí chăm sóc su su này ít tốn kém. Hàng năm, tôi thu hoạch quả su su kéo dài từ tháng 3 đến háng 11 âm lịch bán cho các siêu thị lớn ở Hà Nội như Vinmart thuộc tập đoàn Vingroup với giá dao động từ 3.000 đồng – 5.000 đồng/kg, có thời điểm cao lên tới 8.000đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm tôi lãi hơn 140 triệu đồng từ bán su su. Thời gian tới, tôi dự định trồng thêm 4.000m2 chanh leo trên nương rẫy để nâng cao thu nhập hơn nữa cho gia đình.

 cu nhan su pham that nghiep, buc qua ve nui lam giau nho su su hinh anh 5

Su su của gia đình anh Nghĩa được đóng gói chờ xe đến đưa đi tiêu thụ.

Với lòng nhiệt huyết và sức trẻ  vượt qua mọi khó khăn thử thách, phấn đấu vươn lên làm giàu tại địa phương, anh Nguyễn Văn Nghĩa xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cho các bạn trẻ học tập noi theo.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay30,632
  • Tháng hiện tại209,199
  • Tổng lượt truy cập90,272,592
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây