Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú nuôi loài "chuột mốc" sợ ồn, ham ăn tre, mía trong bóng tối

Thứ bảy - 03/11/2018 09:02
Chúng tôi ngỡ ngàng bởi ông chủ của 3 trang trại dúi đút túi hàng tỷ đồng là chàng trai sinh năm 1991. Lê Văn Lâm, xã Văn Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) khiến người đối diện nhầm tưởng anh đã có hàng chục năm làm chủ trang trại khi nói về những dự định của mình trong tương lai.

Tốt nghiệp đại học GTVT nhưng Lâm nhưng nghe theo tiếng gọi trái tim, trở về tiếp quản trang trại của bố và chuyển đối tượng nuôi sang con dúi. Theo Lâm, đây là loài đặc sản, tương đối mới và đầu ra rộng mở, nhất là khi thực hiện được chuỗi liên kết sản phẩm...

 ty phu nuoi loai 'chuot moc' so on, ham an tre, mia trong bong toi hinh anh 1

Tỷ phú nuôi dúi Lê Văn Lâm, sinh năm 1991 và đã từng tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải.

Từ một trại nuôi gà, lươn của gia đình, mỗi năm chỉ đem lại nguồn thu 70 - 80 triệu đồng, Lâm đã khiến mọi người trầm trồ với doanh thu vài ba tỷ đồng/năm. Lúc đầu, Lâm chọn mua 15 đôi dúi mốc về nuôi và tự gây giống. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi, một số đôi không sinh sản và số lượng hao hụt chỉ còn 10 đôi.

“Đã có đối tác mời tôi hợp tác chuyển giao kỹ thuật, hợp đồng cung ứng sản phẩm với lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống trang trại của tôi vẫn chưa đáp ứng đủ thị trường trong nước nên chưa dám nhận lời. Khi đảm bảo được lượng dúi thương phẩm đều đặn với số lượng lớn tôi sẽ tính tới việc hợp tác đưa con dúi ra thị trường ngoài nước”, Lâm tâm sự

Không nản chí, Lâm lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, phòng bệnh cho dúi và đến năm 2012 quyết định mở rộng quy mô trang trại lên 300 m2 ngay trong vườn nhà với số lượng 700 chuồng. Thấy đầu ra rộng lại cho lợi nhuận cao, năm 2015, Lâm xây thêm 700 chuồng nuôi tại 1 trang trại ở Bắc Kạn; 3.000 chuồng nuôi tại Đăk Lăk. Các trang trại, nhà hàng của Lâm phải thuê 20 người làm công với mức thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.

Tính ra, mỗi năm các trang trại của Lâm xuất chuồng khoảng 2.000 con giống; 1,5 tấn dúi thương phẩm với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 1 tỷ. Ngoài ra, Lâm còn xây dựng hệ thống trang trại vệ tinh tại Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Nai theo phương thức cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm; xây dựng nhà hàng ẩm thực chuyên các món thịt dúi tại Thái Nguyên.

Lâm chia sẻ: “Thị trường dúi thương phẩm hiện nay cung chưa đủ cầu. Tôi mới chỉ liên kết tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn FLC, hệ thống khách sạn Mường Thanh và một vài mối tại Hà Nội là đã hết nhẵn hàng rồi. Sở dĩ một vài cơ sở nuôi không thành công là do không tìm được đầu ra ổn định chứ con dúi thuộc diện đặc sản được rất nhiều thực khách sành ăn lựa chọn”.

 ty phu nuoi loai 'chuot moc' so on, ham an tre, mia trong bong toi hinh anh 2

Lâm cho biết, dúi là con đặc sản dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.

Theo Lâm, trong số các đối tượng vật nuôi đặc sản, dúi là con vật dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian dành cho con dúi ít, mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào chiều tối nên người nuôi rất thảnh thơi. Chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, 100 m2 có thể nuôi được 400 con dúi. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau với kích thước chiều cao 60cm x rộng 50cm x dài 50cm.

Chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Thức ăn của loài gặm nhấm này đơn giản, khẩu phần mỗi con dúi chỉ cần 20 cm tre rộng chừng vài ngón tay, 10 hạt ngô, 20 cm thân mía và cũng chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày. Nên cho dúi ăn vào chiều tối, bởi đặc điểm của loài gặm nhấm là thích ăn trong bóng tối.

 ty phu nuoi loai 'chuot moc' so on, ham an tre, mia trong bong toi hinh anh 3

Chuồng nuôi dúi được làm khá đơn giản.

Không nên cho ăn quá nhiều khiến dúi tích lũy quá nhiều mỡ sẽ mất khách. Cứ 1 tuần cho dúi ăn thêm xương lợn, trâu bò, ốc bươu vàng (lấy mình ruột) luộc chín hoặc giun đất.

Dúi tự xé tanh tre làm tổ, phân dúi gần như không có mùi hôi thối nên không gây áp lực về môi trường. Đặc điểm của loài dúi là không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên thường 15 - 17 ngày chủ trại mới phải dọn chuồng. Lúc dọn nhớ để lại tổ để dúi ngủ.

Để đảm bảo nguồn cung thức ăn, Lâm trồng gần 1 ha mía, ngô và thu mua tre của người dân trong vùng. Lượng thức ăn của dúi rất ít, chỉ chiếm khoảng 10 - 15% trong tổng chi phí nuôi.

 ty phu nuoi loai 'chuot moc' so on, ham an tre, mia trong bong toi hinh anh 4

Thức ăn chủ yếu của dúi là tre, thân cây mía...

Dúi chịu lạnh tốt, mùa hè có thể phun sương trên mái che tạo nhiệt độ dưới 330 để dúi sinh trưởng, phát triển tốt.

Dúi phát dục khi nuôi được 6 - 7 tháng. Thời điểm này, cần ghép đôi để dúi giao phối. Sau khoảng vài giờ, nếu hai cá thể đực - cái không xung đột thì ghép đôi chúng. Sau 15 ngày người nuôi tách đôi để dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Dúi mang thai 2 tháng sẽ sinh, nuôi con được 1 tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm; sau 5 ngày lại ghép đôi để dúi giao phối. Mỗi năm dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa 2 - 5 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt 500 - 700 gr; dúi thương phẩm nuôi 7 tháng có thể xuất chuồng (tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng) có thể đạt trọng lượng 1,5 kg.

Hiện trại dúi của Lâm đang xuất bán với giá 1,3-1,6 triệu đồng/cặp dúi giống và 500 - 600 nghìn đồng/kg dúi thương phẩm. Sắp tới Lâm sẽ xúc tiến hợp tác nuôi và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia.

 

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,148
  • Tổng lượt truy cập92,662,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây