Học tập đạo đức HCM

Độc đáo làng nuôi thú rừng

Thứ sáu - 08/01/2016 22:06
Ước mơ làm giàu đã trở thành hiện thực với nhiều nông dân xã Tam Lãnh (Phú Ninh - Quảng Nam) khi họ cung cấp ra thị trường những loại thú rừng nuôi, đặc sản như dúi (cúi lúi), chồn hương, heo rừng, nhím. Nắm bắt được quy luật: “hàng độc - giá cao” trên thị trường, nhiều nông dân xã Tam Lãnh đã mạnh dạn đầu tư, phát triển trang trại nuôi động vật hoang dã, cung cấp cho thị trường nhiều loại đặc sản được ưa chuộng. Nhờ đó, nhiều người đã giàu lên với mô hình này
 

Người dân thôn Trung Sơn ai cũng khâm phục chuyện làm giàu của chị Nguyễn Thị Phượng, 28 tuổi với mô hình nuôi dúi, nhím cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mỗi cặp dúi giống chị bán ra với giá 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Số lượng dúi sinh sản của chị luôn được duy trì với số lượng lớn, cung cấp cho các cơ sở lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh. Còn nhím, do hiệu quả không cao, chị nuôi với số lượng ít hơn và bán ra thị trường với giá 300.000 - 400.000 đồng/con, từ 4 - 6 triệu đồng/cặp nhím giống.

Anh Phan Như Phi cũng có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi heo rừng. Sau khi xin giấy phép chăn nuôi cuối năm 2008, anh được chọn làm mô hình thí điểm của Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Phú Ninh và được hỗ trợ 60% chi phí. Nhờ vậy, anh đã đầu tư vào chuồng trại và nguồn thức ăn một cách kỹ lưỡng. Từ đó, anh xây dựng được thương hiệu “heo rừng sạch”, cung cấp số lượng lớn heo rừng giống và thịt ra thị trường.

Anh Huỳnh Văn Thạch ở thôn 6 kể, cách đây 2 năm, trên đường đi làm rẫy về phát hiện trên bộng cây có 3 con chồn hương, thấy thích nên anh đem về nuôi như thú cưng trong nhà. Đến nay, chồn sinh sản được 4 con và 1 con đang trong thời kỳ mang thai. Tình cờ anh biết được chồn hương bán rất được giá (bình quân 1,2 triệu đồng/con) nên nảy ra ý định đầu tư nuôi chồn hương để phát triển kinh tế gia đình. Hiện, mô hình đang phát triển tốt, hứa hẹn cho thu nhập cao.


Bà Bùi Thị Quang đang chăm sóc nhím.


Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: thị trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại860,715
  • Tổng lượt truy cập93,238,379
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây