Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm làm mô hình trang trại nuôi rắn mối

Chủ nhật - 27/12/2015 09:26
Rắn mối đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay nhờ vào độ “độc”, “lạ” và những công dụng hữu hiệu của nó. Ngày càng có nhiều mô hình nuôi rắn mối ra đời thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

 

Mô hình kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chủ yếu dựa vào gia đình. Nó là xu thế tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mô hình kinh tế trang trại ở nước ta hiện đang phát triển nhanh cả số lượng, chất lượng và quy mô. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới, làm cho dân giàu nước mạnh.

Những năm qua, phong trào làm mô hình trang trại nuôi rắn mối phát triển nở rộ. Không chỉ giúp một số hộ dân thoát nghèo mà còn giúp họ vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình. Lợi thế của việc làm mô hình nuôi rắn mối là nuôi rất dễ, chúng rất hiền và hầu như không bị bệnh tật gì, lại phát triển nhanh. Ngoài ra, người nuôi còn hạn chế được chi phí đầu tư ban đầu và chủ động được nguồn thức ăn. Sau đây Chợ Tốt xin giới thiệu một vài kinh nghiệm về mô hình nuôi rắn mối.

1. Cách chọn giống

Rắn mối thuộc loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới cao như Việt Nam, Lào, Campuchia… Việc chọn giống nuôi cho mô hình nuôi rắn mối phải hết sức chú ý, vì nó quyết định đến 50% thành công của người nuôi. Rắn mối giống nên chọn những con có kích thước khoảng bằng một ngón tay cái của người lớn trở lên, không có khiếm khuyết về ngoại hình, chọn các con đều cỡ để thuận lợi cho việc nuôi dưỡng cũng như sinh sản. Kinh nghiệm của những chủ trang trại nuôi rắn mối là không nên chọn những con cụt đuôi, di chuyển chậm vì chứng tỏ nó có sức khỏe không tốt, dễ mắc bệnh. Rắn mối giống có thể bắt ngoài thiên nhiên, nhưng tốt nhất nên mua ở các trang trại rắn mối giống. Nếu bắt ngoài thiên nhiên thì nên bắt vào mùa mưa vì thời gian này rắn mối rất nhiều.

Rắn mối là loài phổ biến ở Việt Nam và nuôi rất dễ. (nguồn: ranmoi.wordpress.com)
Rắn mối là loài phổ biến ở Việt Nam và nuôi rất dễ. (nguồn: ranmoi.wordpress.com)

2. Xây chuồng cho rắn mối

Tốt nhất là xây chuồng cho chúng theo mô hình nuôi rắn mối chuẩn thay vì dùng, xô chậu, thau để nuôi chúng. Cách làm chuồng cho rắn mối cũng không khó. Chỉ cần những vật liệu đơn giản như xây tường gạch và lợp mái che bằng tôn hoặc lá dừa. Tường thì nên ốp gạch men và cao khoảng 60 cm đến 80 cm để rắn mối không thể bò ra ngoài. Ngay tại giữa chuồng, người ta thường dùng các khúc gỗ, gạch, đá tạo ra hang hốc để rắn mối có thể chui vào tránh mưa, nắng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mối không bò lên và nhảy ra ngoài. Ngoài ra, ở bên trong các trang trại rắn mối còn có trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho rắn mối. Bạn cũng nên làm thêm chuồng cho rắn mẹ sinh sản ngay góc chuồng để bỏ con mẹ vào riêng khi sắp sinh và tiện cho việc chăm sóc rắn mối con.

Lưu ý, rắn mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng. Hướng tốt nhất để làm trang trại nuôi rắn mối là hướng Đông hoặc chiều Đông – Tây, vì hướng này ánh nắng tốt cho rắn mối. Chúng ta cũng nên thắp đèn ban đêm trong chuồng để dẫn dụ các loại côn trùng làm thức ăn cho rắn mối.

Chuồng nuôi rắn mối được thiết kế đơn giản thoáng mát. (nguồn: nguyenquoclan1808.blogspot.com)
Chuồng nuôi rắn mối được thiết kế đơn giản thoáng mát. (nguồn: nguyenquoclan1808.blogspot.com)

Chuồng phải được vệ sinh tốt, giữ sạch sẽ để tránh bệnh tật cho rắn mối. Theo như mô hình nuôi rắn mối của một số chủ trang trại đi trước thì chuồng nuôi rắn mối phải có hệ thống thoát nước, đồng thời xây một máng nước nhỏ cho rắn mối uống. Để môi trường nuôi không ô nhiễm, bạn tránh dùng rơm hay lá chuối khô làm nơi trú ẩn cho rắn mối. Vì lâu ngày, sẽ dính phân rắn mối, khó có thể vệ sinh sạch sẽ. Tốt nhất là dùng gạch ống. Nếu đã dùng rơm hoặc lá chuối, chúng ta nên trồng thêm rau lang hoặc rau muống ở phần ướt của chuồng, như vậy sẽ thu hút côn trùng, giảm bớt chi phí thức ăn cho rắn mối và rau sẽ giúp phân hủy phân của rắn mối thải ra làm giảm ô nhiễm khu chuồng trại.

3. Thức ăn cho rắn mối

Các thức ăn của chúng bao gồm: phụ phẩm từ gà, heo; trái cây, sâu, mối… Đặc biệt rắn mối rất thích ăn mối. Rắn mối ăn rất mạnh vào lúc trời nắng, để giữ gìn vệ sinh cho chuồng trại, bạn phải làm vệ sinh khô hàng ngày và vệ sinh ướt 3 – 4 ngày/lần. Tuy rắn mối rất dễ ăn nhưng bạn cũng cần chú ý nó là loài vật chỉ ăn thức ăn tươi sống, không chịu ăn các thức ăn ôi, thiu vì vậy nguồn thức ăn cần phải được chuẩn bị kỹ. Đối với rắn mối con mới sinh thì do tập tính di truyền của chúng là sống trong tự nhiên nên thức ăn cho rắn mối con là các loại côn trùng nhỏ vừa kích cỡ miệng của chúng. Sau một tháng mới bắt đầu tập cho chúng ăn các thức ăn ở nhà.

Rắn mối là đặc sản được chế biến bằng rất nhiều cách như: xào sả ớt, nướng muối ớt, chiên giòn, nấu cháo... (nguồn: canthotourist.vn)
Rắn mối là đặc sản được chế biến bằng rất nhiều cách như: xào sả ớt, nướng muối ớt, chiên giòn, nấu cháo… (nguồn: canthotourist.vn)

Mô hình nuôi rắn mối mang lại hiệu quả kinh tế cao, đơn giản và dễ áp dụng. Nếu không có đất sẵn để thực hiện mô hình này, bạn có thể thuê đất ở các trang tin bất động sản trên mạng. Thịt rắn mối thơm ngon, dai, có giá trị dinh dưỡng cao, là đặc sản đang được ưa chuộng của các nhà hàng thành phố. Nó còn được xem như một vị thuốc của Đông y. Hiện giá rắn mối con trên thị trường có giá 5.000 – 6.000 đồng/con (40 con/kg). Giá rắn mối tươi đang có giá từ 300.000 – 500.000 đồng/kg (khoảng 20 – 30 con/kg) tùy theo thời điểm và kích cỡ. Với chi phí đầu tư lúc đầu chỉ khoảng 10 triệu đồng, vài tháng sau nếu theo đúng quy trình nuôi rắn mối, chủ trang trại có thể thu lợi từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Vì thế, bạn nên tham khảo các hướng dẫn nuôi rắn mối của người đi trước đã thành công để học hỏi cho mô hình nuôi rắn mối của mình.

Theo kinhnghiemmuaban.chotot.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay14,344
  • Tháng hiện tại328,034
  • Tổng lượt truy cập90,391,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây