Sản phẩm “Rau Tân Tiến” VietGAP đang sản xuất và phân phối theo chuỗi giá trị gia tăng.
Ước tính, trung bình hiện nay, mỗi ngày HTX Tân Tiến thu hoạch, sơ chế, đóng gói và vận chuyển đến nhiều vùng miền trong cả nước để phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng 6 - 7 tấn rau, củ, quả với hơn 15 loại sản phẩm. Điều đáng nói là, các chủng loại rau sản xuất quanh năm ở HTX Tân Tiến đều tổ chức, triển khai theo chuỗi giá trị khép kín tại chỗ, từ khâu ươm giống đến khâu chăm sóc trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP; cuối cùng là tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm mới cung ứng ra thị trường. Đặc biệt, thương hiện “Rau HTX Tân Tiến” được gắn nhãn hiệu chứng nhận độc quyền “Rau Đà Lạt” do UBND TP.Đà Lạt cấp, nên người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, phân biệt với các loại rau thương phẩm khác, qua đó tạo ra cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cùng đánh giá, chọn lựa từng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Theo ông Mai Văn Khẩn, Giám đốc HTX Tân Tiến: “Đầu tiên, HTX mua các loại hạt giống rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng về gieo cây con trong vườn ươm. Tiếp theo, đến khâu sản xuất, HTX tổ chức cho hộ gia đình thành viên ghi chép sổ sách hàng ngày về kỹ thuật làm đất giữ ẩm độ, tỉa cành, tạo tán; liều lượng nước tưới từng loại phân nhỏ giọt, từng loại thuốc phòng trừ bệnh hại với địa chỉ nơi sản xuất và buôn bán; số ngày cách ly sản phẩm, thời điểm thu hoạch, kết quả phân tích kiểm tra của các chuyên gia ngành nông nghiệp. Cuối cùng là khâu sơ chế phân loại, rau được đóng gói cẩn thận, chắc chắn trong khay, két nhựa hoặc trong thùng giấy carton, nhằm đảm bảo độ tươi trên đường vận chuyển đến hệ thống siêu thị và các chợ đầu mối trong nước”.
Nhờ những thông tin cung cấp cho người tiêu dùng khá chi tiết ở mỗi sản phẩm, HTX Tân Tiến đã nâng cao uy tín thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh, từ đó khai thác thêm nhiều thị trường tiềm năng để tăng diện tích sản xuất, doanh thu năm sau vượt trội hơn năm trước. Điều này thể hiện qua những con số như: diện tích rau liên kết từ 30ha (năm 2014) tăng lên 40ha (năm 2016); sản lượng rau các loại từ 900 tấn (năm 2013) tăng lên 2.400 tấn (năm 2016); thu nhập bình quân của lao động từ 3-4 triệu đồng/người/tháng (năm 2013) lên mức 6-7 triệu đồng/người/tháng hiện nay.
“Để đáp ứng nhiều thời điểm đơn hàng thu mua sản phẩm rau chất lượng cao với khối lượng lớn, HTX Tân Tiến đã gắn hình thức liên kết dọc với hộ gia đình trong và ngoài HTX với hình thức liên kết ngang cùng các HTX khác như Anh Đào, Minh Thúy, Tiến Huy… hoặc các doanh nghiệp trong tỉnh Lâm Đồng gồm An Phú, Phong Thúy… thỏa thuận sản xuất, cung ứng các loại rau thương phẩm theo hướng vừa thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo lợi ích của các bên, gồm HTX, người lao động, nhà cung ứng, cộng đồng xã hội…”, ông Khẩn cho biết thêm.
Những bước tiến rõ nét của HTX Tân Tiến từ khi thành lập đến nay cho thấy nhiều hy vọng mới trong việc hợp lực cùng gia tăng hơn nữa giá trị đối với chuỗi sản phẩm rau thương phẩm ở khu vực kinh tế tập thể TP. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tác giả bài viết: Văn Việt
Nguồn tin: www.kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;