Học tập đạo đức HCM

Thái Bình: Người nông dân ôm ruộng làm giàu

Thứ tư - 16/11/2016 21:29
Trong khi nhiều nông dân đang bỏ ruộng đi làm ăn xa hoặc làm cho các công ty thì ông Bùi Văn Khuể ở thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng lại mạnh dạn thuê ruộng của bà con để mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình trồng màu tổng hợp. Ba năm gần đây, ông thu lãi trên 150 triệu đồng/năm.
Ông Khuể chăm sóc cây trồng của gia đình

Tâm sự với chúng tôi, ông Khuể cho biết, ông thuê được 2 mẫu ruộng cấy lúa kém hiệu quả của bà con nông dân trong xã với giá 300.000 đồng/sào/năm. Nhận thấy cây màu có giá trị cao hơn lúa rất nhiều nên ông đã mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu quanh năm. Song nếu chỉ trồng trồng màu thì thu nhập chỉ được 30-50 triệu đồng, chưa tương xứng với tiềm năng của đất. Sau thời gian tìm hiểu, nhận thấy thị trường cần nhiều loại cây trồng khác nhau có giá trị kinh tế cao hơn nên ông đã đa dạng hóa các loại cây trồng trong mô hình: 125 hốc cây thanh long, 3000 gốc cây đinh lăng, còn lại là ớt, bí đao và các loại quất, táo, đào... Chỉ tính riêng cây ớt, năm 2016 này ông đã thu lãi trên 50 triệu đồng.

Trên 20 năm gắn bó với đồng ruộng, ông nổi tiếng là người mê ruộng, mê đất và chịu khó tìm tòi, học hỏi. Mặc dù đây là vùng đất khô cằn, khó làm, nếu cấy lúa chả được là bao nhưng ông vẫn quyết tâm làm bằng được. Ông nói: “Đất không phụ lòng người, song cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính, thời gian sinh trưởng, thị trường tiêu thụ mới đưa vào gieo trồng. Việc trồng xen nhiều loại cây  khác nhau trên một mảnh đất rất có lợi. Trước hết là lấy cây ngắn nuôi cây dài, có thể một vụ trồng 3-4 thứ cây, hỏng cây này đã có cây khác”.

Chọn cây làm vườn, lách vụ để có thị trường giá cao là cách mà ông Khuể đang áp dụng. Cách làm này của ông không mới nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ông Nguyễn Văn Nam - thôn Kim Châu 2 cho biết: “Tôi thấy hiệu quả làm vườn của ông Khuể rất cao, chúng tôi và các hộ dân cần phải học tập theo mô hình này”.

Hiện nay tích tụ ruộng đất đang là chủ trương được cấp ủy chính quyền địa phương huyện Đông Hưng chỉ đạo thực hiện. Để không còn những cánh đồng bỏ hoang thì ngoài các chủ trương chính sách của nhà nước cần phải có những người dám nghĩ dám làm như người nông dân giỏi này.

Tác giả bài viết: Mai Thị Thu Hương

Nguồn tin: www.khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay37,666
  • Tháng hiện tại945,756
  • Tổng lượt truy cập92,119,485
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây