Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ nuôi gà trên đệm lót sinh học

Thứ sáu - 11/12/2015 04:48
Anh Nguyễn Văn Sanh, ở thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cho rằng ở nông thôn bây giờ đất chật người đông, chăn nuôi sẽ gặp khó khăn nếu không áp dụng một công nghệ nào đó để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Anh rất phấn khởi khi tìm hiểu được phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học và áp dụng ngay vào gia trại nuôi gà của mình.
Anh Nguyễn Văn Sanh chăm sóc đàn gà.  Ảnh: XUÂN THỨC
“Ban đầu mình thử mua 1 kg chế phẩm men BALASA N0-1 trộn với 2 kg bột bắp, 3 kg cám gạo rồi cho thêm nước ủ trong chum 2 - 3 ngày, sau đó lấy ra đem rải đều trộn lớp bề mặt trấu chừng 15 cm, phía trên mình lót sạp tre, gà sinh sống trên sạp tre phân rơi xuống gặp đệm lót nên phân hủy hết mùi hôi. Quá trình nuôi cứ 5 - 7 ngày mình đảo đệm lót 1 lần. Sau gần 3 tháng gà xuất chuồng, lấy sạp tre rửa sạch, phơi khô để dùng tiếp, còn đệm lót thu dọn làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Nuôi theo phương thức trên có ưu điểm làm tiêu hết phân, do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng hầu như không còn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi. Đặc biệt là gà ít mắc bệnh, giảm được công và chi phí thuốc chữa bệnh, gà lớn nhanh và đạt năng suất cao”.

Tuy giá cả có lúc bấp bênh, nhưng gà nuôi đệm lót sinh học lớn nhanh, chi phí thấp đã mang lại lợi nhuận khá, mỗi năm trừ hết chi phí, anh thu lãi không dưới 160 triệu đồng. Không những làm giàu cho gia đình mình, với cương vị là chi hội trưởng nông dân thôn Luật Chánh, anh đem kinh nghiệm chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học phổ biến rộng rãi cho hội viên, trực tiếp giúp đỡ 6 hội viên theo hướng “cầm tay chỉ việc” và ai cũng đạt kết quả tốt. Chi hội nông dân do anh lãnh đạo liên tục đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh xuất sắc nhiều năm liền. Bản thân anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.
Theo Báo Bình Định
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay72,899
  • Tháng hiện tại809,009
  • Tổng lượt truy cập93,186,673
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây