Học tập đạo đức HCM

Về vùng đất của những nông dân triệu phú

Thứ ba - 08/12/2015 08:37
(Dân Việt) Có chí hướng làm ăn và tích cực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới (NTM) là điểm chung của nhiều người dân xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, Bình Định).

Những nông dân triệu phú

Về với vùng đất Nhơn Thọ, không khó tìm những nông dân trở thành triệu phú từ chăn nuôi và kinh tế rừng. Đơn cử như lão nông Lê Xuân Quang (53 tuổi, trú thôn Thọ Lộc 2), dù chỉ đầu tư trên 1ha đất nhưng mỗi năm ông có doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng nhờ mô hình chăn nuôi tổng hợp. 

ve vung dat cua nhung nong dan trieu phu hinh anh 1

Đường nông thôn tại Nhơn Thọ được đổ bê tông kiên cố, sạch đẹp. Ảnh: Dũ Tuấn 

Ông Quang tâm sự: “Năm 2005, với số vốn 300 triệu đồng, tôi thuê 1ha đất để chăn nuôi. Lúc đó, tôi đầu tư 200 heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ và 70 con gà. Bây giờ, tổng đàn đã lớn hơn rất nhiều, với 1.500 con heo thịt/lứa (2 lứa/mỗi năm), 600 con gà, 6 con bò sinh sản (xuất bán 3 con/năm). Bên cạnh trang trại chăn nuôi này, tôi  trồng 1ha keo lai… Doanh thu của trang trại mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi ròng hơn 500 triệu đồng/năm”.

Hiện tại, trang trại của ông Quang thuê 6-8 nhân công (thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng). Bình quân mỗi năm, ông Quang đầu tư giúp 1 hộ dân thoát nghèo. “Cách làm của tôi là vậy, không giúp tràn lan, mỗi năm chọn 1 hộ và giúp họ thật căn cơ, triệt để đến khi nào họ thoát nghèo và tự làm ăn được thì thôi” – ông Quang cho biết.

Ông Lê Xuân Quang chỉ là một trong rất nhiều những triệu phú của đất Nhơn Thọ. Họ có điểm chung là dám đầu tư lớn để làm ăn, không chỉ đầu tư về tiền bạc mà còn kỹ thuật, công nghệ. Họ cũng bám chặt thông tin thị trường, đầu tư sản xuất những gì thị trường cần chứ không đầu tư những gì mình có. Và khi có thu nhập, người dân Nhơn Thọ cũng là những người hào hiệp, đóng góp hết mình để phát triển làng quê, đặc biệt là đóng góp cho xây dựng NTM.

Những người đi đầu

"Với sự đồng thuận cao của người dân, chúng tôi tin Nhơn Thọ sẽ đạt chuẩn NTM vào năm 2019 như dự kiến, thậm chí còn đạt sớm hơn vào năm 2016, tức trước thời hạn 3 năm. Tôi không chủ quan khi nói vậy, mà chính lòng dân Nhơn Thọ đã “nói” như vậy”.
Ông Nguyễn Tấn Hào - Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ

 

Bên cạnh những người có điều kiện như ông Quang luôn tích cực, đi đầu trong xây dựng NTM, thì nhiều hộ điều kiện kinh tế kém hơn cũng sẵn lòng đóng góp cho chương trình bằng nhiều cách.

Sau gần 40 năm cặm cụi với ruộng đồng, nông dân Nguyễn Văn Thành (56 tuổi, trú thôn Thọ Lộc 1) đã dành dụm được một số tiền dưỡng già. Khi biết địa phương đang vận động người dân chung tay xây dựng NTM, ông vui vẻ trích ra 100 triệu đồng cùng bà con trong thôn xây dựng một cây cầu bê tông vững chắc, với tổng kinh phí 157 triệu đồng.

Ông Thành chia sẻ: “Tôi cũng có ý định làm cây cầu  này từ lâu để người dân, trẻ nhỏ… đi lại thuận tiện. Tuy nhiên nấn ná mãi vì nghĩ mỗi sức mình thì không đủ. Nay thấy mọi người hưởng ứng lời kêu gọi của xã, quyết tâm xây cầu, kẻ ít, người nhiều đều đóng góp nên tôi tự nguyện bỏ thêm tiền để xây cầu”.

Thấy ông Thành không phải là người khá giả gì lại bỏ ra đến 100 triệu đồng xây cầu, người dân trong xóm hùa vào góp thêm, người góp tiền, người góp công. Chính sự đồng thuận đó đã khiến cho cây cầu dài 6m, rộng 3,5m, được hoàn thành trong thời gian kỷ lục: 20 ngày.

Theo ông Nguyễn Tấn Hào - Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ, từ năm 2012 đến nay, hàng trăm hộ dân trong xã đã tự nguyện hiến đất đai các loại để làm đường giao thông. Ngoài ra, bà con cũng tự nguyện đóng góp trên 1,2 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ sự đóng góp này của bà con, Nhơn Thọ đã có 17,6km đường trục xã, liên xã; 7,7 km đường trục thôn, 10,2km đường ngõ, xóm… được nhựa hóa, bê tông hóa. Ngoài đóng góp làm đường, người dân cũng đóng góp 600 triệu đồng kiên cố hóa 2.501m kênh mương nội đồng. 

“Khi bắt đầu thực hiện NTM, xã Nhơn Thọ chỉ đạt 7/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người 17,75 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 6,34% (năm 2012). Hiện nay, chúng tôi đã đạt 16/19 tiêu chí (còn 3 tiêu chí chưa đạt: Thủy lợi, trường học và cơ sở vật chất văn hóa); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,36%; thu nhập bình quân đầu người 23,2 triệu đồng/người/năm”- ông Hào cho hay. 
 

http://danviet.vn/
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay50,991
  • Tháng hiện tại881,718
  • Tổng lượt truy cập92,055,447
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây