Học tập đạo đức HCM

Hợp tác trồng trái cây an toàn

Thứ sáu - 12/05/2017 04:07
Với diện tích trên 100 héc-ta trồng cây ăn trái trên triền núi Dài, sản lượng hơn 10.000 tấn trái cây/năm, nông dân xã Lê Trì (Tri Tôn) đã hợp tác làm vườn theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra cơ hội đưa trái cây an toàn vùng Bảy Núi xâm nhập các kênh phân phối hiện đại.

Thu nhập ổn định

Theo Hội Nông dân xã Lê Trì, hiện toàn xã có trên 100 héc-ta vườn cây ăn trái như: Nhãn, cam, quýt, bưởi, xoài... với tổng sản lượng trên 10.000 tấn trái cây/năm. Cây ăn trái chủ yếu được trồng ở khu vực bến Bà Chi, bến Ô Vàng… trên triền núi Dài, vừa tạo việc làm cho người dân xứ núi, vừa khai thác nguồn lợi đất vùng cao. Trong đó, bến Bà Chi là khu vực phát triển khá mạnh các mô hình vườn đồi, vườn rừng, chủ yếu là trồng xoài, cây điều xen với cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây họ đậu, củ sắn, khoai mì, bắp, mè… để “lấy ngắn nuôi dài”.

Anh Trần Chí Trung (ngụ ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) có hơn 3 héc-ta xoài tại khu vực bến Bà Chi. Vụ xoài vừa rồi, anh thu hoạch khoảng 10 tấn. Với giá bán tại chỗ cho thương lái từ 22.000 - 40.000 đồng/kg, gia đình anh có lãi khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trồng xoài khu vực triền núi cũng gặp một số khó khăn. “Diện tích xoài lớn đã được trồng 10 năm, xoài nhỏ cũng được 2 năm tuổi. Vào đầu mùa mưa, tôi phun thuốc để kích thích xoài ra bông nhiều, đậu trái to. Trồng xoài ở khu vực triền núi, lo lắng nhất là không có nước tưới, chủ yếu dựa vào nước mưa tự nhiên. Dù có đào giếng nhưng nước cũng không đủ tưới do mùa khô ở vùng núi thường kéo dài. Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hệ thống nước tưới cho bà con trồng vườn trên núi, để đạt hiệu quả cao hơn” - anh Trung đề xuất.

Bên cạnh nhu cầu về nước tưới, nông dân mong muốn được hướng dẫn thành thạo kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn sinh học, qua đó xây dựng thương hiệu trái cây vùng Bảy Núi. Từ yêu cầu này, Tổ hợp tác (THT) làm vườn bến Bà Chi đã được Hội Nông dân xã Lê Trì thành lập. THT có 34 thành viên, với diện tích canh tác trên 74 héc-ta vườn cây ăn trái. Hoạt động chính của THT là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cây ăn trái đất núi đạt năng suất, chất lượng cao, có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng thương hiệu trái cây an toàn. THT còn thực hiện các dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn thành viên trồng và chăm sóc cây ăn trái, cùng chia sẻ kinh nghiệm canh tác hiệu quả hơn.

Hỗ trợ làm ăn lâu dài

“Thấy bà con mạnh ai nấy làm, dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa”, tôi đề xuất thành lập THT, được chính quyền cũng như Hội Nông dân xã ủng hộ, giúp đỡ. Hàng tháng, các thành viên sẽ họp và chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ bà con làm đạt mà những người làm không đạt cũng nêu lên, để rút kinh nghiệm. Qua đó, giúp nông dân canh tác hiệu quả hơn, nâng cao sản lượng” - ông Bùi Văn Quí, Tổ trưởng THT làm vườn bến Bà Chi, nhấn mạnh.

 Không đơn thuần là liên kết, chia sẻ kinh nghiệm làm vườn, THT làm vườn bến Bà Chi còn giúp nhau tháo gỡ khó khăn bằng hình thức góp vốn. Mỗi tháng, vào ngày sinh hoạt định kỳ, các thành viên đều góp 30.000 đồng/người, lập quỹ tương trợ. Số tiền này đã giúp nhiều thành viên có tiền mua thêm cây giống, phân bón bổ sung cho vườn trong quá trình canh tác. Nhờ thu nhập ổn định từ vườn cây ăn trái nên nguồn quỹ được đóng góp ngày càng nhiều, giúp những hộ khó khăn có vốn mở rộng diện tích. “Để nâng cao chất lượng THT, tại các buổi họp mặt thường lệ hàng tháng, các kỹ thuật viên phụ trách nông nghiệp của huyện, tỉnh, cán bộ kỹ thuật các viện, trường… trực tiếp hướng dẫn bà con. Ngoài ra, còn có các nhà phân phối, đại lý thuốc bảo vệ thực vật cùng tham gia, tư vấn vật tư cho bà con lựa chọn với giá cạnh tranh. Khi tham gia THT, nông dân là người hưởng lợi nhất. Bà con được tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, nâng cao thu nhập từ vườn cây ăn trái của gia đình. THT góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, tạo điều kiện để nông dân vùng núi, biên giới vươn lên làm giàu” - anh Nguyễn Văn Hữu Phước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Trì, chia sẻ.

Hiện tại, THT làm vườn bến Bà Chi đang được định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến xây dựng thương hiệu chung cho cây xoài vùng Bảy Núi. Đây là hướng đi tất yếu, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay66,271
  • Tháng hiện tại896,998
  • Tổng lượt truy cập92,070,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây