Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ mô hình trang trại tổng hợp

Thứ bảy - 13/05/2017 12:42
Với mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài, bền vững, anh Hoàng Văn Tuấn (52 tuổi ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình trồng rừng, kết hợp trồng cây hái quả, chăn nuôi.
Hiện thu nhập từ trang trại của gia đình anh Tuấn là khoảng 1 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho gần 40 lao động với mức lương 4-6 triệu/người/tháng.

Các cán bộ kiểm lâm và anh Tuấn kiểm tra vườn rừng.

Xuất thân trong gia đình nghèo, anh Tuấn phải nghỉ học sớm để mưu sinh. Sau thời gian dài làm thuê khắp nơi, anh quyết định về quê ở huyện Quảng Xương làm nghề nuôi tôm nhưng đến năm 2003, tôm bị dịch bệnh, anh trắng tay. Dù thất bại nhưng anh lấy đó làm bài học kinh nghiệm. 

Trong một lần lên thôn Vân Tiến, xã Cát Vân thuộc huyện miền núi Như Xuân, anh Tuấn nhận thấy đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp xây dựng mô hình trồng rừng, từ đó anh đã lên ý tưởng xây dựng mô hình trang trại tổng hợp. 

Anh Tuấn trong vườn trồng cây ăn quả.

Năm 2004, anh Tuấn quyết định rời quê, lên thôn Vân Tiến, xã Cát Vân xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Do mới vào nghề nên anh gặp rất nhiều khó khăn, tiền vốn không còn, nhân công không có nên anh phải vay bạn bè, người thân trong gia đình. 

Với số vốn 90 triệu đồng, anh Tuấn xây dựng trang trại tổng hợp nhỏ để trồng trọt, chăn nuôi. Được sự tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn của chính quyền xã Cát Vân, anh Tuấn đã chọn mua các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, mua các con giống thích hợp chăn nuôi trong rừng.

Khi bắt đầu trồng rừng, anh Tuấn mất nhiều công sức, chăm sóc, vun vén cho cây, công việc rất vất vả, khó khăn khiến anh nhiều lúc muốn bỏ cuộc nhưng với niềm tin về hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại, anh đã kiên trì thực hiện. 

Anh dùng giống cây có nguồn gốc rõ ràng để trồng rừng, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Những cây keo được anh trồng trong rừng luôn phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống gia đình được cải thiện. 

Đàn bò trong trang trại anh Tuấn.

Năm 2016, anh Tuấn mở rộng sản xuất, xây dựng hệ thống ao hồ, chuồng trại ngay dưới chân đồi. Ngoài nuôi các loại cá, anh còn nuôi thêm các giống bò sinh sản, lợn, dê, trồng thêm một số loại cây ăn quả như thanh long, cam, bưởi, nhãn… để tăng thu nhập. 

Đến nay, trang trại của gia đình anh Tuấn đã mở rộng lên tới 60 ha đất trồng rừng, chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả như thanh long, bưởi, gừng, chuối, táo, mía… 

Hiện thu nhập bình quân từ trang trại của gia đình anh khoảng 1 tỉ đồng/năm. Anh còn thành lập Hợp tác xã chuyên mua bán sản phẩm do mình làm ra nhằm giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống, cho người nghèo vay tiền không lấy lãi để đầu tư phát triển kinh tế. 

Công nhân của trang trại nhổ cỏ gieo hạt trong vườn trồng cây ăn quả.

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân, ông Nguyễn Xuân Ái cho biết, anh Tuấn còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhân dân trong xã để phát triển kinh tế rừng; tham gia giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ kiểm lâm trong công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng tại địa phương.

Nhờ kiên trì, chịu khó làm kinh tế từ mô hình trồng rừng, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi, anh Tuấn đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Tuy đã thoát nghèo nhưng anh Tuấn vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất. Thời gian tới anh sẽ xây dựng thêm một trang trại khác để tăng thêm thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
 
Bài và ảnh: Nguyễn Nam (TTXVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,673
  • Tổng lượt truy cập93,230,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây