Học tập đạo đức HCM

Lãi nửa tỷ mỗi năm từ nuôi con ngày bay làm mật, tối ngủ ngon

Thứ năm - 22/03/2018 19:37
Trong khi nhiều người nuôi ong “dở khóc, dở cười” vì thua lỗ, thì anh Trần Văn Thạo, bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La lại nhẹ nhàng “bỏ túi” gần nửa tỷ đồng/năm, nhờ bí quyết nhân đàn ong mật-loài vật nuôi bay cả ngày kiếm phấn hoa làm mật, tối ngủ ngon lành...

Gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, anh Thạo hiểu một những thuộc tính cũng như kỹ thuật nuôi đàn vo ve này.

Anh Thạo cho biết: Nghề nuôi ong được ví như “con đường gồ ghề” chứ không bằng phẳng, dễ dàng như nhiều người nghĩ. Nghề này có nhiều sóng gió, bấp bệnh, nếu không “tỉnh đòn” thì sạt nghiệp như bỡn. Không ít người điêu đứng, mất nhà cửa vì nuôi ong thua lỗ.

 lai nua ty moi nam tu nuoi con ngay bay lam mat, toi ngu ngon hinh anh 1

Anh Thạo bắt đầu đến với nghề nuôi ong từ năm 1990

“Trong quá trình nuôi ong, tôi cũng phải nếm ‘trái đắng” một số lần. Thất bại của tôi không phải do thiếu kinh nghiệm mà vì giá mật ong xuống thấp, thời tiết xấu. Mỗi lần thất bại là mỗi lần tôi có thêm bài học. Tôi rút ra một điều là, muốn “sống khỏe” từ nghề ong thì phải biết co, biết duỗi, biết nắm thời điểm...” – anh Thạo tiết lộ.

Theo anh Thạo, nắm thời điểm ở đây có nghĩa là, người nuôi ong phải biết khi nào thì nên dâng đàn ong, khi nào thì co đàn ong lại. Nếu nguồn hoa tốt, mật nhiều thì người nuôi phải dâng đàn ong, tức là đang có một trăm đàn thì có thể nhân lên thành 300 – 400 đàn ong để khai thác được nhiều mật. Ngược lại, nếu nguồn hoa xấu, mật ít thì đang 200 đàn phải rút xuống 100 hoặc 150 đàn.

 lai nua ty moi nam tu nuoi con ngay bay lam mat, toi ngu ngon hinh anh 2

Theo anh Thạo, muốn kiếm được lợi nhuận cao từ nghề nuôi ong, thì người nuôi phải mạo hiểm trong việc di chuyển đàn ong và mạnh dạn đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng

“Việc đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng đàn ong rất quan trọng. Một năm, tôi chỉ đầu tư cho ong ăn đường, mật ong vào tháng 6, 7 và tháng cuối năm. Những tháng khác, tôi tận dụng nguồn hoa sẵn có bên ngoài để ong hút mật. Trong thời gian đầu tư, tôi thưởng giữ đàn ong ở mức ổn định (khoảng 200 đàn) để giảm chi phí. Con ong có khỏe, đàn ong có thế mạnh, đông quân thì mới khai thác được nhiều mật...” – anh Thạo cho hay.

 lai nua ty moi nam tu nuoi con ngay bay lam mat, toi ngu ngon hinh anh 3

Nhờ nắm bắt được thời điểm để dâng đàn ong mà năm nào anh Thạo cũng "trúng đậm" lãi gần nửa tỷ đồng

Được chăm sóc tốt nên đàn ong của anh Thạo con nào, con nấy cũng to, khỏe. Không chỉ bám nhung nhúc trên cầu mà ong bu kín nóc các thùng gỗ nuôi ong. Mỗi thùng ong của anh thường có từ 7 – 10 cầu, cầu nào, cầu nấy cũng ken đặc ong thợ...

Cũng theo anh Thạo, ngoài nắm thời điểm, người nuôi ong phải đặc biệt chú ý tới thời tiết, thường xuyên theo dõi thời tiết. Thời tiết thuận lợi thì nguồn hoa mới dồi dào, đàn ong mới phát triển mạnh được. Gặp thời tiết thuận lợi, người nuôi ong phải chủ động nhân đàn và đầu tư nuôi dưỡng thật mạnh. Thời điểm nhân đàn ong tốt nhất là vào kì sang xuân.

 lai nua ty moi nam tu nuoi con ngay bay lam mat, toi ngu ngon hinh anh 4

Anh Thạo nắm rõ kỹ thuật nhân đàn ong trong lòng bàn tay

Chia sẻ bí quyết nhân đàn ong mật với Dân việt, anh Thạo vui vẻ nói: Mỗi đàn ong, dù đông quân hay ít quân cũng chỉ có một ong chúa. Muốn nhân “đàn vo ve” thì bắt buộc phải nhân số ong chúa. Chẳng hạn, một đàn ong có 8 cầu, muốn làm ong chúa đàn này thì phải nhốt con ong chúa lại.

Quá 24 tiếng, đàn ong thợ này biết mất chúa. Sau đó gắn mũ vào cầu, rồi lấy từng con trùng bé như cái tóc (do con ong chúa đẻ ra) đặt vào từng mũ chúa, to bằng đầu ngón tay, đúc bằng sáp, rồi đặt vào đàn ong mất chúa.

Khi đàn ong thợ biết mất chúa, chúng sẽ tiết sữa để nuôi số trùng ở trong các mũ chúa. Thời gian ong thợ nuôi trùng để nở ra ong chúa cũng lâu hơn, lượng sữa cũng nhiều hơn so với nuôi con trùng nở ra ong thợ non. Khoảng 11 ngày, con trùng này sẽ nở thành ong chúa, trước đó, người nuôi phải tách đàn rồi đặt mũ ông chúa sắp nở vào đó. Thêm một ngày nữa thì con trùng này sẽ nở ra, trở thành ong chúa của đàn ong. Cứ như thế thì từ 100 đàn có thể tăng lên 300 – 400 đàn, tùy theo ý muốn của người nuôi...

 lai nua ty moi nam tu nuoi con ngay bay lam mat, toi ngu ngon hinh anh 5

Đàn ong của anh Thạo con nào, con nấy cũng khỏa mạnh, siêng đi làm mật

Cùng với bí quyết nhân đàn ong mật, anh Thạo cũng thường xuyên di chuyển đàn ong đến những nơi dồi dào nguồn hoa. “Muốn “đàn vo ve” đem lại cho mình lợi nhuận cao thì phải tích cực tìm kiếm nguồn hoa lạ, rồi di chuyển đàn ong đến làm mật. Việc này cũng khá mạo hiểm, vì chi phí vận chuyển cao. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi ong phải có mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp ở nhiều nơi, để có thể thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin. Khi đó, việc di chuyển đàn ong đi làm mật mới đạt hiệu quả cao được...” – anh Thạo thông tin.

Hiện, anh Thạo có khoảng 500 đàn ong. Nhờ đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lí, chu đáo và bí quyết nhân đàn ong mật, mỗi năm anh Thạo bán hàng tấn mật ong các loại như: mật ong nhãn, mật ong rừng, mật ong xú vẹt, mật keo... ra thị trường. Sau khi trừ chi phí, anh Thạo lãi gần nửa tỷ đồng.

Theo Văn Chiến/Báo Dân Việt.vn
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay21,892
  • Tháng hiện tại214,985
  • Tổng lượt truy cập92,592,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây