Học tập đạo đức HCM

Nuôi ốc len dưới tán rừng

Thứ năm - 22/03/2018 09:33
Hơn chục năm nay, trong cánh rừng giao khoán chăm sóc và bảo vệ, người dân nghèo biết tận dụng để nuôi ốc len. Từ những khó khăn ban đầu, nuôi ốc len đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.

Ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có tổ hợp tác nuôi ốc len từ rất lâu. Ở đây, mỗi hộ được nhận khoán rừng từ 2-3 ha rừng để chăm sóc và bảo vệ. Người dân tận dụng khoảng không dưới tán rừng chăn nuôi để cải thiện thu nhập. Thời gian qua, nuôi ốc lên minh chứng là khả thi và hiệu quả hơn cả.

Nhiều hộ cho biết, nuôi ốc len tuy có thu nhập khá nhưng còn tuỳ thuộc nhiều vào đồng vốn. Năm nào có vốn thả nhiều và trúng giống tốt thì có lãi nhiều. Những hộ nhận giao khoán rừng đa số là hộ nghèo, có gia đình đã sống nơi đây trên 10 năm.

Bà Tạ Kim Hiền thông tin: “Vụ Tết vừa rồi được xem là một năm phấn khởi của bà con nuôi ốc len khi được mùa mà không mất giá. Có lúc giá ốc lên đến hơn 100.000 đồng/kg. Còn lúc thường chỉ cần từ 60.000-80.000 là đã có lời”.

Riêng bãi ốc của ông Nguyễn Văn Thống (Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ốc len) do mới thu hoạch vào dịp Tết nên hiện còn lại chủ yếu là ốc nhỏ. Ông Thống cho biết, thời điểm thích hợp để thả ốc từ cuối tháng 3 đến tháng 5. Sau khi thả khoảng 6-7 tháng là có thể thu hoạch.

"Hiện giá trị thương phẩm của ốc len được nâng lên rất nhiều nên lợi nhuận ngày càng tăng", ông Thống cho hay.

Giữa năm 2017 vừa rồi, mô hình nuôi ốc len ở đây được đưa lên tỉnh họp bàn và thống nhất hỗ trợ nông dân với tổng số vốn 200 triệu đồng. Vậy là niềm hy vọng lại đến với nông dân nghèo. Không bao lâu nữa, ở cánh rừng này, việc nuôi ốc len sẽ được nhân rộng nhiều hơn, đi đôi với đó là lợi nhuận thu về cho bà con càng cao./.

Nguồn: http://baocamau.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay17,442
  • Tháng hiện tại190,049
  • Tổng lượt truy cập92,567,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây