Học tập đạo đức HCM

Vườn bưởi sai trĩu trịt cho hơn 7 tấn quả/năm của lão nông Đồng Nai

Thứ tư - 21/03/2018 08:28
Vườn bưởi da xanh 7 năm tuổi của ông Phan Hữu Hà (49 tuổi) ở ấp 7, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là một trong số vườn đẹp, đem lại lợi nhuận khá hấp dẫn.

vuon buoi sai triu trit cho hon 7 tan qua/nam cua lao nong dong nai hinh anh 1

Ông Phan Hữu Hà – chủ vườn bưởi da xanh 7 năm tuổi ở ấp 7, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Vườn bưởi của ông Hà nằm sâu trong con hẻm nhỏ, yên tĩnh, có diện tích 1,6 ha. Tận mắt thấy những cây sai trĩu quả, không sâu bệnh, có thể nói đây là một trong những vườn bưởi đẹp. Khi được thưởng thức những múi bưởi mọng nước, vị ngọt thanh mà ông Hà vừa hái trên cây xuống, tôi tỉnh hẳn người sau một chặng đường dài nắng gắt từ TP.HCM xuống.

Ông Hà kể, năm 2011, sau khi tham quan nhiều vườn bưởi da xanh ở Tiền Giang, Bến Tre trở về, tìm hiểu thêm những yếu tố về thời tiết, thổ nhưỡng ở Đồng Nai, vợ chồng ông quyết định gom hết vốn đầu tư cho cây bưởi da xanh.

Ngay sau đó, ông lại cất công về Tiền Giang, chọn những cây giống tốt nhất mua. “Vùng đất này khí hậu ôn hòa, đất pha bazan, màu mỡ, rất phù hợp với cây bưởi. Nhưng một trong những yếu tố quan trọng là phải chọn được giống cây tốt”, ông Hà nói.

Ngay từ khi trồng cây bưởi, ông Hà đã xác định hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học độc hại, không rõ nguồn gốc. Để có nguồn dinh dưỡng tốt cho cây bưởi, ông nuôi thêm 10 con bò để lấy phân lót cho cây. Ông dùng phân bò, phân Trichoderma trộn với lân để bón dưới gốc tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật sống trong đất phát triển, cải tạo độ tơi xốp của đất cũng như giúp đất trồng có độ phì cao hơn.

“Riêng khoản phân bón thôi, mỗi năm tôi cũng tiết kiệm được khoảng 30 - 40 triệu đồng rồi”, ông cười nói tiếp. Sau 3 tháng thì xử lý cành để lên chồi. Thời điểm trái trưởng thành gần thu hoạch cần tăng hàm lượng kali nhiều hơn. Còn nếu thấy cây có nhiều trái, màu lá không xanh nhiều, cần bổ sung thêm phân bón lá thì trái sẽ đảm bảo chất lượng, đẹp và quyết định sản lượng thu hoạch của vườn.

Để vườn bưởi đạt năng suất cao nhất, theo ông Hà, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật cho tất cả các khâu chăm sóc, từ cấp thoát nước đến kỹ thuật làm trái, kỹ thuật bón phân, nhìn cây phải biết cây thiếu cái gì, cây khỏe hay yếu…

“Tôi thấy chẳng trồng cây gì mang lại hiệu quả kinh tế như cây bưởi. Năm vừa rồi tôi thu hoạch khoảng hơn 7 tấn quả, với giá bán 35 - 42 ngàn đồng/kg, dịp tết giá lên tới 55 ngàn đồng/kg, có khi cao hơn nữa, nếu bưởi đẹp, tôi thu được hơn 400 triệu đồng”, ông Hà khẳng định.

Nói về đầu ra của bưởi da xanh, ông Hà lạc quan nói: “Bưởi là một trong những loại trái cây được người tiêu dùng tiêu thụ mạnh, nhất là bưởi chất lượng cao, ngọt, nhiều nước, lại trồng theo quy trình “sạch” không dùng hóa chất độc hại. Để đảm bảo vệ sinh ATTTP, bảo vệ môi trường sống, tôi dùng phân hữu cơ là chính. Thương lái biết rõ chất lượng bưởi của tôi rồi, nên họ đến tận vườn lấy hết. Tết vừa rồi, người ta đến tận vườn mua bưởi với giá 55 ngàn đồng/kg có cành có lá. Như vậy là tốt hơn nhiều so với những cây trồng khác”.

 vuon buoi sai triu trit cho hon 7 tan qua/nam cua lao nong dong nai hinh anh 2

Vườn bưởi của ông Hà nằm sâu trong con hẻm nhỏ, yên tĩnh, có diện tích 1,6 ha.

“Sao ông mới trồng bưởi mà nắm rõ kỹ thuật chăm sóc vậy?”, tôi hỏi. Ông cười đáp: “Phải học chứ. Tôi tham khảo các tài liệu. Rồi mỗi khi ở xã, huyện, tỉnh có lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến cây bưởi là tôi phải sắp xếp thời gian đến dự, ghi chép tỉ mỉ, mang về nghiên cứu.

Nhưng đó mới là lý thuyết thôi, tôi còn đi học hỏi ở nhiều vườn bưởi khác trong vùng, chỗ nào có vườn bưởi lâu năm, sai quả là tôi tìm đến xem, học hỏi. Cũng may, hầu hết các chủ vườn tôi gặp đều chỉ tận tình. Bây giờ, tôi nắm khá chắc về cây bưởi, nên ai đến hỏi kỹ thuật chăm sóc, tôi chia sẻ tận tình".

 
Theo Nguyễn Thủy (NNVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập845
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,703
  • Tổng lượt truy cập93,164,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây