Học tập đạo đức HCM

Sản xuất thực phẩm sạch

Thứ năm - 22/03/2018 09:27
Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều nông dân TP Cần Thơ mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Từ đó, nhiều nông dân đã xây dựng thành công thương hiệu sản xuất thực phẩm sạch, có thu nhập ổn định…

Trồng rau trong nhà lưới

Vườn rẫy nhỏ của ông Nguyễn Văn Sang, khu vực Tràng Thọ 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt gần như được phủ kín bởi một màu xanh của các loại rau cải. Ông Sang chia sẻ, hơn 30 năm trồng rau cải bán ra thị trường là chừng ấy thời gian ông luôn trong tâm trạng lo lắng trước tình hình thời tiết, sâu bệnh tấn công... Tuy nhiên, từ năm 2017, nhờ ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà lưới nên rau đạt chất lượng cao hơn gấp nhiều lần so với cách trồng truyền thống. Được địa phương khuyến khích phát triển mô hình trồng rau sạch, ông Sang đầu tư trên 80 triệu đồng (trong đó, Phòng Kinh tế quận hỗ trợ 36 triệu đồng) để xây dựng 500m2 nhà lưới và trang bị hệ thống tưới phun tự động. Quy trình canh tác rau tại đây tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ chọn giống, gieo trồng, ươm hạt tới chăm sóc... 

Theo ông Sang, thời gian đầu, các nhà khoa học, cán bộ Khuyến nông quận đến hướng dẫn, kiểm tra quy trình trồng rau; từ đó, đưa ra những kinh nghiệm xử lý để dần dần ông có thể tự làm chủ phương pháp trồng rau kỹ thuật cao này. Nhờ được trồng và chăm sóc theo quy trình, các loại rau cho chất lượng đồng đều, sản lượng cao. Với 500m2 canh tác, hằng tháng, ông Sang cung cấp cho thị trường 2- 3 tấn rau cải các loại với giá từ 7.000- 12.000 đồng/ kg. Ông Sang cho biết: “Ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là người trồng điều tiết được nhiệt độ, khắc phục được dịch bệnh, không có sâu hại, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên các loại rau đạt năng suất cao, chất lượng đảm bảo”. Ngoài ra, ông Sang sử dụng loại phân rơm, phân gà ủ mục với chế phẩm vi sinh để bón cho cây. Ông không sử dụng các loại phân hóa học.

Nuôi heo sạch

Ông Trần Bia, hội viên Hội nông dân khu vực 1, phường Ba Láng, quận Cái Răng được nhiều người dân trong khu vực biết tiếng bởi ông là người tiên phong và gặt hái nhiều thành công trong mô hình nuôi heo rừng ở địa phương. Nhờ chịu khó, ham học hỏi, ông Bia đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Năm 2009, ông và những người bạn rủ nhau hùn vốn để phát triển mô hình nuôi heo rừng thịt kết hợp với heo sinh sản. Ông vay mượn tiền mua 10 con heo rừng giống với số tiền trên 10 triệu đồng.

Là người năng động, ham học hỏi, ông Bia tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ước mơ làm giàu từ nuôi heo rừng. Sau hơn 1 năm thuần dưỡng và chăm sóc, đàn heo rừng phát triển khỏe mạnh, ông xuất bán trên 50 con heo thịt với giá 100.000- 130.000 đồng/kg.Theo ông Bia, heo rừng dễ nuôi, vì sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, lại là loài ăn tạp nên ít tốn kém chi phí thức ăn. Để giảm chi phí, ông ra các chợ thu gom rau củ và các loại trái cây bị hư về phân loại cho heo ăn; đồng thời, bổ sung thêm cám để kích thích sự tăng trưởng của heo rừng. Sau hơn 7 năm, ông Bia đã phát triển đàn heo rừng lên đến 60 con. Ông Bia cho biết: “Heo rừng giống và heo rừng thịt của gia đình tôi đều có khách hàng tự tìm đến mua, nhiều lúc không đủ để bán. Đầu ra và giá cả thịt heo rừng cũng luôn ổn định”.

Ông Lê Bá Phước, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, cho biết: “Hội Nông dân thành phố đã tăng cường chỉ đạo các cấp Hội Nông dân định hướng cho bà con nông dân tại các địa phương sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ phát triển các mô hình ứng dựng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh và hướng nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Trong đó, chú trọng phát triển các mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao”. Theo ông Lê Bá Phước, sản xuất nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đưa nông dân đến gần hơn với nền sản xuất hiện đại, có sức cạnh tranh trên thị trường...

Theo Báo điện tử Cần Thơ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,568
  • Tổng lượt truy cập92,041,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây