Học tập đạo đức HCM

Làm giàu: ‘Nhà cao cửa rộng’ nhờ chăn nuôi bò thịt

Chủ nhật - 04/09/2016 10:42
Nhiều hộ gia đình thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ chăn nuôi bò thịt. Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi này đã được nhiều địa phương áp dụng thành công.

“Nhà cao cửa rộng” nhờ chăn nuôi bò thịt

Ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai), nhiều gia đình đã tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên khá phong phú trên địa bàn để đầu tư vào việc chăn nuôi bò đã vươn lên thoát nghèo và thậm chí còn làm giàu cho cả gia đình.

Lam giau: 'Nha cao cua rong' nho chan nuoi bo thit - Anh 1

Nhiều gia đình ở huyện Kông Chro đã thoát nghèo và cuộc sống khấm khá hơn nhờ nuôi bò.

Theo báo Gia Lai đưa tin , Năm 2004, gia đình anh Lê Văn Sảnh từ Bình Định lên thị trấn Kông Chro lập nghiệp. Được Hội Nông dân huyện tín chấp để vay 10 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, cộng thêm 40 triệu đồng sẵn có, anh Sảnh đã đầu tư nuôi 5 con bò sinh sản. Với phương châm bê cái để nuôi nhằm tăng đàn, bê đực bán lấy tiền đầu tư mua bò giống, đến nay, đàn bò của gia đình anh đã có 14 con. Trung bình mỗi năm, gia đình anh làm giàu khoảng 80 triệu đồng từ việc bán bò thịt.

Tương tự, gia đình ông Phạm Văn Thắng (xã An Trung) 10 năm trước cũng mạnh dạn vay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro 20 triệu đồng để mua 4 con bò sinh sản về nuôi. Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, mỗi năm đàn bò của gia đình ông lại đông thêm, hiện có 32 con. Trung bình mỗi năm, gia đình ông làm giàu từ việc bán bò thịt hơn 120 triệu đồng.“Nhờ nuôi bò, gia đình tôi ngày càng khá giả, xây được nhà cửa khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn” – Ông Thắng phấn khởi trả lời báo Gia Lai.

Lam giau: 'Nha cao cua rong' nho chan nuoi bo thit - Anh 2

Chăn nuôi bò đem lại lợi nhuận cao

Không chỉ ở Gia Lai, nhiều hộ dân ở các tỉnh miền núi cũng “nhà cao cửa rộng” nhờ chăn nuôi bò.

Báo Vnexpress đưa tin, Ông Đỗ Xuân Nhũ, ở cụm 1, thôn Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) chia sẻ: “Mới đây, thương lái vào hỏi mua hai con bò đã nuôi được 6 tháng của tôi với giá 28 triệu đồng một con nhưng tôi không bán. Bởi ở thời kỳ này, bò đang tuổi ăn, tuổi lớn, bán đi tiếc lắm. Để cuối năm xuất chuồng, hai con bò này cầm chắc 70 triệu đồng”. Trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Dự, trước đây chỉ độc canh cây lúa nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2008, được Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể trong xã đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ vay vốn 100 triệu đồng, gia đình bà đã mua 7 con bò giống lai sind về nuôi. “Chỉ sau 3 năm, gia đình tôi đã trả hết nợ và được công nhận thoát nghèo. Từ năm 2011 đến nay, trừ chi phí mỗi năm tôi tiết kiệm được 60-80 triệu đồng nhờ chăn nuôi bò” – bà Dự trả lời báo Vnexpress.

Câu chuyện về 4 chàng cử nhân bỏ tấm bằng đại học về quê lúa Thái Bình để làm giàu từ chăn nuôi bò cũng khiến rất nhiều người cảm phục. Đó là Đỗ Quý Tín, Đỗ Quốc Huy cùng sinh năm 1984, Đặng Xuân Phi (sinh 1986) và Vũ Mạnh Tường (sinh1987). Trang trại nuôi bò của các anh ở xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, thành phố Thái Bình. Các anh quyết tâm về quê vì suy nghĩ cứ mãi ngồi làm bàn giấy thì không thể làm giàu đột phá lên được. Bốn anh em quyết định xây dựng mô hình nuôi bò thịt cao sản và bò sữa theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu bò sữa Ba Vì. Sau hơn một năm khởi nghiệp, năm 2014 trang trại đã xuất được lứa bò đầu tiêng gồm 20 con, trung bình mỗi con trị giá 40 triệu đồng, thu về 800 triệu đồng. Hiện, trang trại đang tiếp tục nuôi lứa thứ hai khoảng 100 con.

Mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả

Mô hình do Làm giàu từ chăn nuôi chia sẻ:

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Chuồng trại:

Hướng chuồng xây theo hướng Đông Nam hoặc Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân khoảng 3-5 m2/ con. Tùy theo quy mô mà chuồng bò có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc chắn, không láng trơn gây nguy hiểm cho bò, có độ dốc từ 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng uống, máng ăn dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía trước 50 cm, cao phía sau 80 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng sâu 30 cm, 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hầm biogas hoặc hố ủ phân, hệ thống rèm che cách tầm bò với từ 1-1,5m, xây dựng hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè.

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Vệ sinh thú y:

Khử trùng, tiêu độc và vệ sinh chuồng trại.

Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng uống, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Tẩy uế chuồng trại định kỳ, khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, ruồi muỗi, gián, ve, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Tẩy ký sinh trùng cho bò:

Để có một mô hình chăn nuôi bò thịt khỏe mạnh, sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Asuntol hoặc Neuguvon hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha loãng và sử dụng thuốc Nevugvon với liều lượng phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 20g xà phòng bột và 50ml dầu ăn lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là nách, vùng bẹn và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào quần áo, người. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Khẩu phần ăn cho bò:

Đảm bảo bò được cho ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô mỗi ngày ngày, còn thức ăn thô là vào khoảng 15 – 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Sau đó bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn này và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng.

Nếu ngay từ đầu cho bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc acid (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh và cân bằng.

(Theo VietQ)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm306
  • Hôm nay26,249
  • Tháng hiện tại107,029
  • Tổng lượt truy cập88,785,363
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây